Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ


Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ

Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.

Trả lời:

Một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ:

- Cách xưng hô “đồng bào toàn quốc”, “đồng bào”, “anh em binh sĩ, tự vệ, dân quân” → Đề cập mối quan hệ gắn bó máu thịt của nhân dân, khơi dậy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; cách xưng hô “Thực dân Pháp”, “chúng” → thể hiện sự căm thù đối với kẻ xâm lược.

- Điệp cấu trúc và liệt kê “bất kì đàn ông, đàn bà, bất kì người gia, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc”, “Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc”, “Việt Nam độc lập và thống nhất muôn năm!”, “kháng chiến thắng lợi muôn năm!”,… → nhấn mạnh quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ nền độc lập của dân tộc, niềm tin vào chiến thắng tất yếu của cuộc kháng chiến.

Sự kết hợp giữa kiểu câu phủ định và khẳng định:

- Một số câu khẳng định: Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhận nhượng. Nhưng chúng ta cùng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa. Chúng ta phải đứng lên! Giờ cứu nước đã đến, ta phát hi sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hi sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!,…

- Câu phủ định: Không!

- Câu phủ định để nhấn mạnh ý khẳng định: Chúng ta như hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.

→ Tác dụng phê phán, phủ định âm mưu “quyết tâm cướp nước ta lần nữa” của thực dân Pháp, khẳng định quyết tâm bằng mọi giá bảo vệ quyền độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, tạo âm hưởng hùng biện, tăng sức thuyết phục cho văn bản.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Đọc trang 37, 38, 42, 43, 44, 45 hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: