Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ Mùa thu năm 1940
Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”.
Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ Mùa thu năm 1940
Câu 6 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh sử dụng trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”.
Trả lời:
Biểu hiện của thao tác nghị luận chứng minh trong phân tử “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”:
– Đưa ra những bằng chứng về những tội ác của Pháp với dân tộc Việt Nam “Kết quả là cuối năm ngoái sang đầu năm nay, từ Quảng Trị đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta bị chết đói”, “chúng còn nhẫn tâm giết nốt số đồng tù chính trị ở Yên Bái và Cao Bằng”.
– Đưa ra những bằng chứng về việc Pháp phản bội Đồng minh, tiếp tay cho phát xít Nhật: “bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật”, “Nhật tước khí giới của quân đội Pháp. Bọn thực dân Pháp hoặc là bỏ chạy hoặc là đầu hàng”; “biết bao lần Việt Minh đã kêu gọi người Pháp liên minh để chống Nhật. Bọn thực dân Pháp đã không đáp ứng, lại thẳng tay khủng bố Việt Minh hơn nữa”.
– Đưa ra những bằng chứng cho thấy tính nhân đạo, chính nghĩa của dân tộc Việt Nam: “đối với người Pháp, đồng bào ta vẫn giữ một thái độ khoan hồng và nhân đạo ... Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biến thuỷ, lại cứu cho nhiều người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật, và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ”.
– Đưa ra những bằng chứng cho thấy tính pháp lí và tính chân lí cho quyền độc lập, tự do của nước Việt Nam: “Sự thật là dân ta đã lấy lại nước Việt Nam từ tay Nhật, chứ không phải từ tay Pháp”, “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị. Dân ta đã đánh đổ xiềng xích thực dân ... Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ”; nhắc đến “nguyên tắc dân tộc bình đẳng ở các hội nghị Tê-hê-răng và Cựu Kim Sơn”, “một dân tộc đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”.
Tác dụng của thao tác nghị luận chứng minh trong phần từ “Mùa thu năm 1940” đến “Dân tộc đó phải được độc lập!”:
– Làm sáng tỏ những tội ác của thực dân Pháp với dân tộc Việt Nam.
– Làm sáng tỏ việc thực dân Pháp không có quyền và tư cách đối với đất nước Việt Nam, bởi Pháp đã phản bội Đồng minh, hai lần bán Việt Nam cho Nhật. Đây là căn cứ quan trọng để tuyên bố “thoát li quan hệ với thực dân Pháp, xoá bỏ hết những hiệp ước mà Pháp đã kí ước về nước Việt Nam, xoá bỏ tất cả mọi đặc quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam”.
– Làm sáng tỏ quyền được độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam, một dân tộc “đã gan góc chống lại ách nô lệ của Pháp”, “đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít”, một dân tộc nhân văn, nhân đạo với chính kẻ thù của mình.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 8 Đọc trang 37, 38, 42, 43, 44, 45 hay khác:
- Câu 1 trang 37 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dòng nào dưới đây nêu đúng tên tác phẩm do tác giả Hồ Chí Minh thay mặt những người Việt Nam ở Pháp viết vào năm 1919
- Câu 2 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dòng nào dưới đây nêu không đúng tên bài thơ có trong tập Nhật kí trong tù
- Câu 3 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nêu một số biểu hiện về tính phong phú, đa dạng và tính thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh.
- Câu 4 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Sử dụng bảng sau để tổng hợp các kĩ thuật lập luận (thao tác nghị luận) nhằm giúp nội dung văn bản nghị luận hoàn chỉnh, thuyết phục:
- Câu 5 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích sự độc đáo, tiêu biểu trong cách triển khai lí lẽ và bằng chứng ở phần cơ sở pháp lí của bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Câu 7 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Bàn về tính thống nhất trong phong cách sáng tác của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng: “Về nội dung, tư tưởng, mọi tác phẩm của Người đều thấm nhuần tình yêu nước, tinh thần dân chủ và lập trường dân tộc” (Ngữ văn 12, tập hai, tr. 64, bộ Chân trời sáng tạo). Hãy tìm một số ví dụ trong văn bản Tuyên ngôn Độc lập để làm sáng tỏ nhận định trên.
- Câu 8 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Các bài thơ Rằm tháng Giêng, Cảnh rừng Việt Bắc có thể hiện sự kết hợp phong vị cổ điển và tính hiện đại hay không? Hãy nói rõ ý kiến của bạn.
- Câu 9 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Câu chuyện trong Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu được kể từ ngôi kể nào? Nhân vật, sự việc trong câu chuyện được nhìn từ điểm nhìn của ai? Cách sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy có tác dụng gì?
- Câu 10 trang 38 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Dựa vào văn bản Giá trị của tập “Truyện và kỉ” (Nguyễn Ái Quốc), bạn hãy nêu một số nét khái quát về giá trị cơ bản của tập sách.
- Câu 1 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Tóm tắt sự kiện, xác định bố cục và tình huống xảy ra câu chuyện trong văn bản.
- Câu 2 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích nhân vật Khải Định và cho biết những lời bàn tán của đội thanh niên về một ông vua “đi chơi vi hành” có tác dụng gì trong việc khắc hoạ nhân vật này.
- Câu 3 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Cũng là kể chuyện lầm lẫn, nhưng theo bạn, mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của Chính phủ có gì khác với mục đích và cách kể về sự lầm lẫn của đội thanh niên? Vì sao?
- Câu 4 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định chủ đề, tư tưởng của truyện Vi hành. Nhận xét về sự phù hợp giữa nội dung và hình thức của tác phẩm.
- Câu 5 trang 42 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Mục Tri thức Ngữ văn có nhận định về đặc điểm truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc như sau: “Về hình thức nghệ thuật, đây là các truyện, kí cho thấy [...] một ngòi bút châm biếm vừa sâu sắc, đầy tính chiến đấu, vừa tươi tắn, hỏm hình”. Truyện Vì hành có thể hiện rõ đặc điểm do không? Hay nói rõ ý kiến của bạn.
- Câu 1 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định chủ thể trữ tình, bố cục và mối quan hệ giữa các phần của bài thơ.
- Câu 2 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nhận xét về hoàn cảnh “ngắm trăng” và tâm trạng, cảm xúc của chủ thể trữ tình trong hai dòng thơ đầu. Tâm trạng, cảm xúc đó được thể hiện qua cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biệp pháp tu từ như thế nào?
- Câu 3 trang 43 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Phân tích cách thể hiện tình cảm của người (nhàn) dành cho trùng (minh nguyệt) và tình cảm của trăng (nguyệt) dành cho người (thì gia) trong hai dòng thơ cuối và cho biết cấu trúc của hai dòng thơ này có tác dụng gì trong việc thể hiện tình cảm đó.
- Câu 4 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Nếu chủ đề, cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
- Câu 5 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Theo bạn, phong vị cổ điển của bài thơ được thể hiện qua những yếu tố nào?
- Câu 1 trang 44 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định mục đích, đối tượng mà tác giả hướng đến và hoàn cảnh khi viết lời kêu gọi trên đây. Cho biết mục đích, đối tượng, hoàn cảnh đó đã tác động như thế nào đến nội dung của văn bản và cách viết của tác giả.
- Câu 2 trang 45 SBT Ngữ Văn 12 Tập 2: Xác định và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về biện pháp tu từ, từ ngữ, sự kết hợp giữa câu khẳng định, phủ định trong văn bản.