SBT Ngữ văn 12 Bài tập 2 trang 18 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 2 trang 18 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 2 trang 18 - Kết nối tri thức
Bài tập 2 trang 18 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Lập dàn ý cho một trong hai đề sau, viết thành văn phần Mở bài và ý đầu tiên của phần Thân bài.
Đề 1. Tuổi trẻ không có ước mơ lớn thì khó đạt được thành công lớn.
Đề 2. Tuổi trẻ với vấn đề tiếp thu ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài trong thời đại ngày nay.
Trả lời:
Đề 1:
1. Mở bài
Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ.
Lưu ý: Học sinh tự lựa chọn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy năng lực của mình.
2. Thân bài
a. Giải thích
Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một điều gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó.
Hoài bão là những giấc mơ lớn, là những cái đích lớn lao mà con người luôn khát khao vươn tới.
→ Ước mơ và hoài bão có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống con người, mỗi chúng ta cần có ước mơ, hoài bão và nỗ lực vươn lên để thực hiện ước mơ, hoài bão đó.
b. Phân tích
Mọi ước mơ, hoài bão đều rất đẹp nhưng không phải ai cũng có thể biến những ước mơ của mình thành hiện thực. Để thực hiện được ước mơ đòi hỏi con người phải thực sự cố gắng, nỗ lực từng ngày.
Thiếu vắng ước mơ, hoài bão chúng ta sẽ sống mà chẳng có chút hi vọng, thiếu đi niềm vui, động lực để học tập, làm việc hằng ngày. Từ đó cuộc sống cũng trở nên tẻ nhạt hơn, lãnh đạm hơn.
Ước mơ, hoài bão là động lực để con người vươn lên. Hãy xác định cho mình niềm đam mê, ước mơ và theo đuổi nó ngay từ hôm nay.
c. Chứng minh
Học sinh tự lấy dẫn chứng về những con người sống có ước mơ, hoài bão và biết phấn đấu để thực hiện ước mơ, hoài bão đó để minh họa cho bài làm văn của mình.
d. Phản đề
Tuy nhiên, trong cuộc sống vẫn còn có nhiều người chưa nhận thức được tầm quan trọng của ước mơ, hoài bão đối với bản thân. Cũng có những người sống phụ thuộc vào người khác, vô định, không có ước mơ, hoài bão,… Những người này sẽ không thấy được giá trị, ý nghĩa của cuộc đời cũng như khó có được thành công trong cuộc sống.
e. Liên hệ bản thân
Mỗi người chúng ta cần sống có ước mơ, hoài bão, biết cố gắng học tập, rèn luyện bản thân để thực hiện ước mơ của mình cũng như cống hiến những điều tốt đẹp nhất cho xã hội.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề nghị luận: ước mơ, hoài bão của tuổi trẻ.
* Đoạn mở bài: Mỗi người trẻ chúng ta được sống trong nền hòa bình và tự do như hiện nay là một điều vô cùng may mắn. Nhưng không vì thế mà chúng ta bàng quang với xã hội mà ngay cả trong thời bình, chúng ta cũng cần có trách nhiệm với quê hương đất nước, trách nhiệm này trong suy nghĩ của mỗi người là khác nhau, tuy nhiên, là thanh niên, chúng ta cần sống có ước mơ.
* Đoạn đầu thân bài: Vậy thế nào là ước mơ? Ước mơ là những khao khát, ý muốn của con người muốn đạt được một vật gì đó, được làm nghề gì đó hoặc trở thành người như nào đó. Khi mỗi người có ước mơ họ trở nên tốt đẹp hơn, biết cố gắng, phấn đấu vươn lên để thực hiện ước mơ đó. Mỗi người trên hành trình thực hiện ước mơ của mình là góp phần giúp xã hội phát triển.
Đề 2:
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay.
Lưu ý: học sinh tự lựa chọn cách dẫn mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào năng lực của bản thân.
2. Thân bài
a. Thực trạng
Xã hội phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người hòa nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau trên thế giới.
Nhiều bản sắc văn hóa của dân tộc đang ngày bị mai một, giới trẻ ngày càng ít quan tâm, tìm hiểu về những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
b. Hậu quả
Những giá trị truyền thống tốt đẹp ngày càng bị mai một dần đi, nhiều bản sắc đã và đang dần mất đi, giới trẻ bị thu hẹp tầm hiểu biết về những truyền thống tất yếu của dân tộc mình.
Con người đánh mất đi giá trị cốt lõi của đất nước mình.
c. Giải pháp
Mỗi cá nhân đặc biệt là học sinh chúng ta phải tìm hiểu những bản sắc văn hóa vốn có của dân tộc, giữ gìn và phát huy những giá trị đó với bạn bè năm châu.
Nhà trường cần tổ chức nhiều hơn những hoạt động để tuyên truyền, mang đến cho học sinh nguồn tri thức về bản sắc văn hóa dân tộc.
Học sinh cần phải đặt trách nhiệm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc lên hàng đầu.
Tích cực trau dồi hiểu biết của mình về những giá trị văn hóa tốt đẹp của nước nhà.
3. Kết bài
Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận: việc tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc của giới trẻ hiện nay; đồng thời rút ra bài học cho bản thân, cho các bạn trẻ.
* Đoạn mở bài: Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới từng nói: “Dân ta phải biết sử ta/Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Quả thực, trân trong văn hóa truyền thống là điều vô cùng quan trọng. Trong thời đại hiện nay, lớp trẻ cần biết cách cân bằng giữa tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc dân tộc.
* Đoạn đầu thân bài: Lịch sử nhân loại qua hàng triệu năm đã chứng minh rằng, việc giao lưu văn hóa là một phần tất yếu của cuộc sống con người. Giao thoa văn hóa mang lại sự đa dạng, phong phú cho các dân tộc, đất nước và giúp nâng cao trí tuệ, mở mang tầm hiểu biết của con người. Thậm chí, trong thời hiện đại, đây còn là cách giúp phát triển kinh tế, giáo dục, xã hội,.., Vì thế, cách tiếp nhận sự giao lưu văn hóa của giới trẻ cũng vô cùng đa dạng. Nhìn chung, đa phần các bạn trẻ biết kết hợp hài hòa giữa việc tiếp thu cái mới và nâng niu cái truyền thống. Người trẻ biết tận dụng lợi thế về công nghệ thông tin để quảng bá vẻ đẹp của đất nước, xây dựng hình ảnh con người Việt Nam thân thiện trong mắt bạn bè quốc tế. Những giá trị văn hóa âm nhạc, thời trang xưa kia được làm mới để dễ dàng tiếp cận với thị hiếu người trẻ. Không chỉ vậy, các bạn trẻ còn biết mạnh mẽ khẳng định chủ quyền và độc lập dân tộc, yêu thương và giúp đỡ đồng bào. Có thế nói rằng vị thế của đất nước ta trên trường quốc tế ngày càng tăng là do có đóng góp không nhỏ của thế hệ trẻ.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận hay khác: