SBT Ngữ văn 12 Bài tập 7 trang 17 - Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 7 trang 17 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.

Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 7 trang 17 - Kết nối tri thức

Bài tập 7 trang 17 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc hai đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi:

Đoạn trích 1:

Tôi không mê những nhà thơ thần đồng. Tôi ưa những nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ.

Chúng ta cần học những nhà thơ như Lý Bạch, Xa-a-đi (Saadi), Gớt (Goethe), Ta-go (Tagore), ở vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì.

Cái trẻ, cái già của nhà thơ quyết định không phải đo ở tuổi trời, mà ở nội lực của chữ.

Pi-cát-xô (Picasso) có nói một câu khá thâm thuý: “Người ta cần rất nhiều thời gian để trở nên trẻ”.

Có lẽ vì vậy mà tôi rất ủng hộ lời phát biểu của một nhà thơ Pháp, gốc Do Thái Ét-mông Gia-bét (Edmond Jabès): “Chữ bầu lên nhà thơ”.

Gia-bét muốn nói rằng không có chức nhà thơ suốt đời. Mỗi lần làm một bài thơ, nhà thơ lại phải ứng cử trong một cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ.

Tôi không nhớ Gít-đơ (Gide) hay Pét-xoa (Pessoa) – nhà thơ lớn Bồ Đào Nha – đã có một nhận xét khá nghiêm khắc về Vich-to Huy-gô (Victor Hugo):

“Vich-to nhiều lần tưởng mình là Huy-gô”.

Như thế có nghĩa mặc dầu là một thiên tài đồ sộ đã không ít lần Huy-gô không được tái cử vào cương vị nhà thơ qua cuộc bỏ phiếu của chữ.

(Lê Đạt, Chữ bầu lên nhà thơ, in trong SGK Ngữ văn 10, tập một,

NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội, 2022, tr. 83 – 84)

Đoạn trích 2: Từ “Chữ và tiếng trong thơ phải còn có một giá trị khác, ngoài giá trị ý niệm” đến “những khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.” trong văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi (SGK Ngữ văn 12, tập một, tr. 74-75).

Câu 1 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Ý chính của từng đoạn trích là gì? Chỉ ra điểm gặp gỡ về quan niệm của hai tác giả.

Trả lời:

- Ý chính của đoạn trích 1: Làm thơ là lao động sáng tạo chữ một cách nhọc nhằn, khổ hạnh; danh xưng “nhà thơ chỉ xứng đáng với những ai thực sự sáng tạo trên từng con chữ.

- Ý chính của đoạn trích 2: Giá trị của chữ trong thơ thể hiện sức gợi lớn; các là con chữ trong lời thơ cùng tạo ra sự cộng hưởng bất ngờ, kì diệu. Chính nhịp điệu th bên trong (nhịp điệu của “hình ảnh”, “tình ý”, “tâm hồn”) là yếu tố quyết định đổi ở với việc tạo nên sự cộng hưởng kì diệu đó của thơ.

Nhìn thấy khả năng biểu đạt lớn lao của chữ (cũng là ngôn ngữ mang tính đặc thù của thơ); yêu cầu cao của sự sáng tạo chữ – đó chính là điểm gặp gỡ về tư tưởng giữa Lê Đạt và Nguyễn Đình Thi (qua hai đoạn trích).

Câu 2 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Cả hai tác giả đều nói đến vai trò của chữ trong thơ, nhưng triển khai ý tưởng theo hai hướng khác nhau. Sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

– Đoạn trích 1 gồm hai ý, có thể mô hình hoá cách triển khai như sau:

Tác giả chỉ đánh giá cao những nhà thơ lao động cật lực “đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ”. Sự trẻ trung (giá trị đích thực) của thơ là ở “nội lực của chữ” (sáng tạo thơ của Lý Bạch, Xa-a-đi, Gớt, Ta-go; câu nói của Pi-cát-xô là những bằng chứng tiêu biểu) → Chính “chữ” là yếu tố quyết định một người có thực sự xứng danh là “nhà thơ hay không (ý tưởng “Chữ bầu lên nhà thơ” của Gia-bét, việc đánh giá Vích-to Huy-gô – một nhà thơ nổi tiếng – qua câu nói “Vích-to nhiều lần tưởng mình đi là Huy-gô” được dùng như những bằng chứng).

– Đoạn trích 2 cũng có hai ý, được triển khai theo mô hình:

Chữ và tiếng trong thơ có một giá trị khác rất kì diệu, ngoài giá trị ý niệm (câu thơ “Chim hôm thoi thót về rừng” trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; câu “Ý tại ngôn ngoại” mà người xưa dùng để nói về thơ là những bằng chứng tiêu biểu) → Cái kì diệu của chữ trong thơ là ở nhịp điệu (không phải là nhịp điệu bằng bằng B trắc trắc lên bổng xuống trầm bên ngoài, mà là nhịp điệu bên trong tạo nên bởi hình ảnh, tình ý, tâm hồn).

Câu 3 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Cách trình bày và hình thức diễn đạt của hai tác giả ở hai đoạn trích có gì khác nhau?

Trả lời:

Quan sát cách phân đoạn ở từng đoạn trích, đặc điểm lời văn của tác giả thể từ hiện ở từng đoạn, từ đó rút ra nhận xét có tính chất đối sánh.

Đoạn trích 1 được trình bày khác thường: Phần lớn mỗi câu được tách ra thành một đoạn (gọi là đoạn văn đặc biệt). Tuy vậy, các đoạn văn đặc biệt đó vẫn đảm bảo tính mạch lạc, nhờ các ý liền nhau quan hệ với nhau rất chặt chẽ, logic. Câu văn có nhịp điệu linh hoạt, lời văn mới mẻ, độc đáo, sử dụng nhiều hình ảnh bóng bẩy, có tính ấn dụ (“nhà thơ một nắng hai sương, lầm lũi, lực điền trên cánh đồng giấy, đổi bát mồ hôi lấy từng hạt chữ; những nhà thơ” vào buổi chiều tóc bạc vẫn thu hoạch những mùa thơ dậy thì”; “nội lực của chữ”; “cuộc bầu khắc nghiệt của cử tri chữ; “cuộc bỏ phiếu của chữ;...). Cách diễn đạt như thế khiến cho bài viết tuy bàn về sáng tạo thơ nhưng không khô khan, mà khá tươi mới, hấp dẫn.

Đoạn trích 2 gồm hai đoạn văn, mỗi đoạn văn triển khai một ý tương đối rõ ràng. Đoạn văn đầu đề cập đến giá trị kì diệu của chữ trong thơ; đoạn văn sau cho thấy sự kì diệu đó thể hiện ở nhịp điệu bên trong của thơ. Cụm từ “cái kì diệu ấy” đầu đoạn văn sau có chức năng liên kết với ý của đoạn văn trước, tạo nên tính mạch lạc của cả đoạn trích. Ở đây, Nguyễn Đình Thi phối hợp giữa cách diễn đạt theo hình thức thông thường của văn bản nghị luận văn học (nêu lí lẽ, giải thích và phân tích các ý, sử dụng dẫn chứng là các câu thơ và nhận định về thơ) với cách diễn đạt giàu hình ảnh. Bên cạnh những lời văn sử dụng các khái niệm như: giá trị ý niệm, cảm xúc, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc, bằng – trắc,... ta cũng bắt gặp những câu văn đầy hình ảnh (“những hình ảnh không ngờ toả ra xung quanh nó một vùng ánh sáng động đậy”; “câu thơ hay có cái gì làm rung những chiếc cốc kia trên bàn, làm động ánh trăng kia trên bờ đê”; “mỗi chữ như một ngọn nến đang cháy, những ngọn nến ấy xếp bên nhau thành một vùng sáng chung”;...). Cách diễn đạt ấy khiến cho đoạn văn vừa chặt về ý, vừa mềm mại về lời, thực sự có sức lôi cuốn, giúp người đọc dễ lĩnh hội hơn ý tưởng của tác giả.

Câu 4 trang 17 SBT Ngữ Văn 12 Tập 1: Các ý tưởng ở hai đoạn trích có liên quan gì đến vấn đề sáng tạo và tiếp nhận thơ?

Trả lời:

Bài viết có tác động đến nhiều đối tượng, trong đó có người sáng tác và người đọc. Mỗi đối tượng có thể rút ra cho mình những bài học bổ ích riêng.

- Với người sáng tác, công việc làm thơ thực sự là một hoạt động tinh thần đặc biệt, ở đó, mỗi chữ đều phải là kết quả của sự lựa chọn công phu, mang đậm dấu ấn của sự tìm tòi, sáng tạo.

- Với người đọc, để hiểu được giá trị đích thực của bài thơ, không có con đường nào khác ngoài việc khám phá ý nghĩa phong phú của những con chữ và sự cộng hưởng giữa chúng. Thoát li chữ trong thơ, mọi sự bình giá đều mang tính chủ quan, thiếu căn cứ.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: