SBT Ngữ văn 12 Bài tập 5 trang 15 - Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Văn 12 Bài tập 5 trang 15 sách Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Ngữ Văn 12.
Giải SBT Ngữ văn 12 Bài tập 5 trang 15 - Kết nối tri thức
Bài tập 5 trang 15 SBT Ngữ văn 12 Tập 1: Đọc lại văn bản Mấy ý nghĩ về thơ của Nguyễn Đình Thi trong SGK Ngữ văn 12, tập một (tr. 72 – 73), đoạn từ “Từ trước đến nay đã có nhiều định nghĩa về thơ” đến “Và cũng có những cái ta rất nhớ, ví dụ những công thức toán học, nhưng lại không phải là thơ” và trả lời các câu hỏi:
Trả lời:
Trong đoạn trích, tác giả sử dụng một số thao tác nghị luận sau đây:
- Bác bỏ: Mỗi một quan niệm về thơ được nêu lên ở phần này thường kèm một vài câu vừa nhận xét những chỗ chưa đầy đủ, vừa bác bỏ những điểm bất cập (thơ không phải là những lời đẹp; thơ không phải là ở những đề tài “đẹp”; thơ cũng không hẳn là những gì khiến người ta phải nhớ).
- Chứng minh: Để việc bác bỏ có cơ sở, với mỗi quan niệm thơ được nêu tác giả đều đưa ra những dẫn chứng có tính chất trái ngược. Chẳng hạn, thơ không phải là lời đẹp, vì những lời thơ “nôm na mách qué” của Hồ Xuân Hương hay câu thơ của Nguyễn Du tả ngoại hình của Tú Bà (Truyện Kiều) lời không “đẹp” (theo kiểu trang nhã) mà vẫn là thơ hay. Thơ không ở đề tài “đẹp”, bằng chứng là thơ Bộ-đơ-le (Baudelaire) có bài viết về xác chết đầy giòi bọ, hay trong kháng chiến, những xe cộ, súng ống, dây thép gai,... cũng có thể trở thành đề tài thơ. Cũng không thể lấy chuyện dễ nhớ, dễ thuộc làm tiêu chí phân định giữa thơ và không phải thơ, vì có những thứ rất dễ nhớ như công thức toán học nhưng đâu phải là thơ.
Trả lời:
Trong đoạn trích này, tác giả điểm qua một số quan niệm về thơ và nêu ý kiến nhận xét (theo kiểu phản bác), chứng minh ý kiến đó bằng các dẫn chứng lấy từ thực tế thơ ca. Việc nêu các quan niệm về thơ và nhận xét những bất cập của các quan niệm đó một mặt cho thấy rằng: thơ là một loại hình nghệ thuật linh diệu, thật khó đưa ra một định nghĩa ngắn gọn có thể thoả mãn nhận thức của mọi người; mặt khác, đây là cơ sở để tác giả đi sâu khám phá bản chất của thơ, tiến đến đề xuất quan niệm riêng của mình.
Trả lời:
Mặc dù đã có một câu chủ đề nhưng tác giả vẫn không triển khai chủ đề đó trong một đoạn văn như thường thấy, mà dùng đến bốn đoạn. Việc tách đoạn như vậy xuất phát từ chỗ: mỗi đoạn sẽ nêu một quan niệm về thơ và nêu ý kiến nhận xét về quan niệm đó. Cụ thể:
- Thơ không phải là lời đẹp (đoạn 1).
- Thơ không phải là ở đề tài “đẹp” (đoạn 2).
- Dễ thuộc dễ nhớ cũng không phải là bản chất của thơ (đoạn 3 và 4).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 12 Bài 3: Lập luận trong văn bản nghị luận hay khác: