SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Kiều ở lầu Ngưng Bích
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Kiều ở lầu Ngưng Bích trang 16, 17 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Kiều ở lầu Ngưng Bích
Trả lời:
Đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích có thể chia làm ba phần:
– Phần 1 (từ đầu đến “Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.”): miêu tả tâm trạng cô đơn của Thuý Kiều khi ở trên lầu Ngưng Bích.
− Phần 2 (tiếp theo đến “Có khi gốc tử đã vừa người ôm?”): thể hiện nỗi nhớ của Thuý Kiều đối với người yêu, đối với cha mẹ khi nàng bị giam trên lầu Ngưng Bích.
– Phần 3 (phần còn lại): miêu tả nỗi buồn lo, cảm giác vô vọng về thân phận của Thuý Kiều.
A. Những đêm ngắm trăng cùng gia đình
B. Buổi trao duyên cho Thuý Vân
C. Buổi hẹn ước thề nguyền cùng Kim Trọng
D. Đêm trăng tháng Ba sau buổi du xuân cùng các em
Trả lời:
Đáp án C. Buổi hẹn ước thề nguyền cùng Kim Trọng
Trả lời:
Nguyễn Du tập trung miêu tả ngoại cảnh thiên nhiên ở lầu Ngưng Bích để thể hiện nỗi cô đơn, sự lo sợ, bồn chồn của Thuý Kiều nơi lầu cao lạnh lẽo, lơ lửng giữa trời.
– Từ chiếc lầu chơ vơ giữa trời, Thuý Kiều nhìn ra khắp bốn bề xung quanh. Cảnh vật ở đây được Nguyễn Du miêu tả bằng nghệ thuật ước lệ và thủ pháp đối xứng (“non xa” – “trăng gần”, “cồn nợ” – “dặm kia”) làm nổi bật sự xa lạ, tĩnh mịch, lạnh lẽo, có cảm giác như đang bủa vây người con gái cô độc.
– Ngoại cảnh ở đây với những hình ảnh “Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia” như đang hăm dọa con người. Nó giống như những nấm mồ gợi lên sự chết chóc, báo trước những tai ương.
– Không gian tĩnh lặng và vô hồn, không một bóng người, không một hình ảnh thân thuộc như càng làm tăng thêm sự hãi hùng, bế tắc trong lòng nàng.
– Thời gian cũng biểu hiện sự cô độc, “bẽ bàng”, ngao ngán, vô vọng,…
Sự tĩnh lặng vô hồn ấy đối lập với sự trăn trở, thao thức, lo sợ khôn nguôi trong lòng người thiếu nữ đang đau khổ, càng làm cho những tình cảm chất chứa trong lòng nàng thêm trĩu nặng (“Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”).
= > Khung cảnh ở đây rõ ràng đã góp phần quan trọng vào việc biểu lộ tâm trạng của Thuý Kiều khi ở lầu Ngưng Bích.
Trả lời:
– Tâm trạng của Thuý Kiều trong tám dòng thơ từ dòng 7 đến dòng 14:
+ Ở lầu Ngưng Bích, người đầu tiên mà Kiều nhớ đến sau những biến cố dữ dội trong đời là Kim Trọng, người tình mà nàng đã nặng lòng thề nguyền. Dẫu sao, với song thân thì Kiều đã phần nào thể hiện được sự đền ơn đáp nghĩa qua hành động bán mình để cứu cha và em, còn với Kim Trọng thì nàng vẫn luôn mang mặc cảm mắc nợ vì đã không đền đáp được ân tình của chàng, nhất là sau khi bị Mã Giám Sinh lừa và đưa vào lầu xanh của Tú Bà.
+ Tiếp đó là nỗi nhớ thương cha mẹ: Nguyễn Du đã vận dụng một loạt điển tích văn học để diễn tả nỗi mong chờ mòn mỏi của cha mẹ đối với người con gái chịu thiệt thòi, không biết đang lưu lạc và đau khổ nơi nao, qua đó thể hiện lòng hiếu thảo của Kiều đối với cha mẹ.
Điều đó cho thấy Thuý Kiều là người chung thuỷ, sống tình nghĩa, luôn biết hi sinh cho người khác, trong khi nàng mới thực sự là người đáng thương nhất.
– Vai trò của lời độc thoại trong việc diễn tả tâm trạng Thuý Kiều:
+ Tám dòng thơ này chính là lời của Thuý Kiều, bởi đó là những lời xuất phát từ tâm can của nhân vật, khi nhớ lại những kỉ niệm với Kim Trọng và tưởng tượng ra cảnh chàng về tìm mình mà không gặp, tưởng tượng ra cảnh cha mẹ lo lắng cho mình, thương nhớ cha mẹ sẽ không có người chăm sóc. Những lời độc thoại của Thuý Kiều trong đoạn này đã diễn tả một cách sâu sắc thế giới nội tâm của người con gái lần đầu tiên xa nhà và rơi vào hoàn cảnh đầy trắc trở, đau thương.
+ Lời độc thoại là một trong những biện pháp nghệ thuật tiêu biểu trong Truyện Kiều bên cạnh thủ pháp tả cảnh ngụ tình.
+ Độc thoại nội tâm rất gần với bút pháp miêu tả tâm lí trong văn học hiện đại. Nó bộc lộ trực tiếp những suy nghĩ, tình cảm của nhân vật trữ tình, giúp cho việc miêu tả nhân vật một cách chân thật hơn.
Trả lời:
Tám dòng thơ cuối là đoạn thơ Nguyễn Du sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình một cách điêu luyện, bên cạnh đó là thủ pháp tăng cấp, sử dụng điệp ngữ và từ láy tượng hình, tượng thanh trong cách miêu tả.
– Điệp khúc “Buồn” thể hiện tâm trạng luôn được xếp đứng trước từ “trông” (quan sát). Hai từ này luôn được đặt lên đầu các dòng lục nhấn mạnh tâm trạng buồn thương, cô độc của Thuý Kiều.
– Những “cánh buồm xa xa” chỉ là ước mong vô vọng mà thôi. Nó chỉ càng khiến nàng thêm buồn rầu, thất vọng.
– Nỗi buồn đó được đẩy đến cao trào mang màu sắc thân phận ở hai dòng tiếp theo khi Thuý Kiều liên hệ cuộc đời mình với những cánh hoa lạc trôi theo dòng nước vô định, không phương hướng, không ngày trở lại. Đây là những câu thơ ám ảnh nhất về nỗi buồn lưu lạc, là những dự cảm vô thức về tương lai mờ mịt của Thuý Kiều.
– Nỗi buồn đau dâng trào biến thành nỗi hoảng loạn, khiếp sợ, khi khoảng cách tầm nhìn càng thu hẹp, khi nàng phải đối diện với chính mình: Con sóng lớn gầm thét dưới chân lầu Ngưng Bích ấy cũng chính là những đợt sóng nội tâm đầy bi kịch đang giằng xé lòng Kiều.
= > Việc miêu tả cảnh vật thiên nhiên ở đây đã diễn tả sâu sắc thế giới tâm trạng đầy đau khổ, bế tắc, vô vọng của Thuý Kiều.
Trả lời:
Tham khảo:
Đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một đoạn trích lột tả sâu sắc tâm trạng của Thúy Kiều khi phải xa lầu Ngưng Bích lạnh lẽo. Đó là một tâm trạng đau đớn khi gia đình lâm biến, nỗi xót xa khi tình đôi lứa chia lìa và bản thân nàng từ chỗ một tiểu thư xinh đẹp khuê các phải sa chân vào chốn thanh lâu nhơ nhuốc. Trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”, tác giả Nguyễn Du đã khéo léo sử dụng rất nhiều bút pháp điêu luyện nhưng nổi bật lên là tả cảnh, ẩn tình, lấy cảnh vật để nói lên nỗi lòng của con người, người và cảnh vì thế mà tâm đầu ý hợp hòa quyện vào nhau. “Kiều ở lầu Ngưng Bích” là một bức tranh được vẽ lên với những màu sắc xám lạnh, gợi tả tâm trạng vô cùng sống động, nhưng nó cũng nhiều thê lương ai oán. Cảnh và người trong đoạn trích như hòa vào làm một nó thể hiện sự cô đơn, bẽ bàng, buồn tủi của Thúy Kiều trong cảnh đời éo le của mình, nhưng nó cũng thể hiện sự hiếu thuận, sắc son của Kiều đối với cha mẹ và Kim Trọng dù trong biến cố nhưng trong lòng Thúy Kiều vẫn luôn hướng về những người yêu thương.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Truyện thơ Nôm hay khác: