SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Haylamdo biên soạn và sưu tầm lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trang 15, 16 sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 dễ dàng làm bài tập trong SBT Văn 9.
Giải SBT Ngữ văn 9 Cánh diều Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Trả lời:
- Nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga đã thể hiện được nội dung cơ bản của đoạn trích.
- Nội dung của đoạn trích không chỉ dừng ở việc Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga mà ở đây, Nguyễn Đình Chiểu còn muốn khắc hoạ hình tượng người anh hùng của thời đại mình, dám xả thân vì nghĩa, cứu dân, cứu nước trong thời loạn lạc. Vì vậy, cũng có thể đặt các nhan đề khác cho đoạn trích. Ví dụ: “Người anh hùng quên mình làm việc nghĩa”, “Người anh hùng cứu dân”,
Trả lời:
Có thể chia đoạn trích thành hai phần:
- Phần 1 (14 dòng đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Kiều Nguyệt Nga và dân lành.
- Phần 2 (còn lại): Cuộc trò chuyện ân tình giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Trả lời:
Đặc điểm tính cách của người dân Nam Bộ được thể hiện qua đoạn trích:
- Đề cao tinh thần trượng nghĩa, chính trực “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi, / Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”; đề cao khí phách, lòng dũng cảm, làm việc nghĩa một cách tự nhiên của nhân vật Lục Vân Tiên “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
- Đề cao phẩm chất hiếu nghĩa, nết na, hiền dịu, thuỷ chung, ân tình, nhân hậu của nhân vật Kiều Nguyệt Nga.
= > Người làm việc nghĩa thì làm một cách tự nhiên, không hề vì mục đích vụ lợi, người được cứu giúp thì luôn ghi lòng tạc dạ ơn nghĩa với người đã cứu giúp mình, tìm mọi cách để báo đáp.
Trả lời:
Khoan khoan ngồi đó chở ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai.
A. Chàng nho sinh e thẹn với người đẹp
B. Lục Vân Tiên không muốn người được mình cứu trả ơn
C. Lục Vân Tiên đang vội vã, không có thời gian gặp gỡ
D. Lục Vân Tiên làm theo lễ nghĩa “nam nữ thụ thụ bất thân”
Trả lời:
Đáp án D. Lục Vân Tiên làm theo lễ nghĩa “nam nữ thụ thụ bất thân”
Trả lời:
– Chủ đề của đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga: Đoạn trích ca ngợi hành động đánh cướp cứu người của Lục Vân Tiên, qua đó đề cao tinh thần “trọng nghĩa khinh tài”, thể hiện khát vọng hành đạo giúp đời của Nguyễn Đình Chiểu. (Chữ “khinh tài” ở đây cần được hiểu là làm việc nghĩa, cứu giúp người khác mà không nhằm mục đích nhận lại ơn huệ, tiền tài từ người được cứu giúp. Chữ “tài” ở đây là tài sản, tiền bạc, chứ không nên nhầm lẫn là “tài năng”, “tài giỏi”.)
– Căn cứ chủ yếu để xác định chủ đề của đoạn trích là dựa vào các thành tố cơ bản tạo nên nội dung văn bản: các chi tiết miêu tả hành động, lời nói của các nhân vật; sự kiện, mạch cảm xúc chủ đạo của tác giả trong đoạn trích cũng như nhan đề được người biên soạn sách đặt.
– Tư tưởng và tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn trích rất rõ ràng: Ông đứng về phía chính nghĩa; đề cao, ca ngợi những người anh hùng có tinh thần nghĩa hiệp như Lục Vân Tiên. Đó là con người văn võ toàn tài, có đủ các phẩm chất của bậc quân tử như Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín trong một xã hội loạn lạc.
Trả lời:
– Câu chuyện Lục Vân Tiên đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga cho thấy hành động trượng nghĩa của chàng thư sinh. Ý nghĩa của hành động này thể hiện ở chỗ: Đây là việc làm vô tư, không hề nhằm mục đích đòi người được cứu giúp phải trả ơn nghĩa “Làm ơn há dễ trông người trả ơn”.
– Câu chuyện cũng thể hiện những phẩm chất đẹp đẽ của Kiều Nguyệt Nga trước người anh hùng đã cứu mình.
– Câu chuyện làm nổi bật tính cách của con người Nam Bộ, thể hiện những phẩm chất cao đẹp của họ.
– Câu chuyện cho thấy những nét đẹp trong cuộc sống mà thời nào cũng có và trách nhiệm, nghĩa cử của mỗi người chúng ta trước những vấn đề của xã hội. Ngày nay, trong cuộc sống vẫn xuất hiện những “người anh hùng” có hành động trượng nghĩa cứu giúp người trong hoạn nạn, khó khăn như Lục Vân Tiên.
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 2: Truyện thơ Nôm hay khác: