SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 24 - Kết nối tri thức
Đọc lại văn bản “” – một bi kịch của con người (từ Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc,...) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:
Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 1 trang 24 - Kết nối tri thức
Bài tập 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản “Người con gái Nam Xương” – một bi kịch của con người (từ Nỗi oan của Vũ Nương sẽ còn đeo đẳng mãi lấy nàng đến Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc,...) trong SGK (tr. 91) và trả lời các câu hỏi:
Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Nội dung chính của đoạn trích là gì?
Trả lời:
Đoạn trích phân tích nguyên nhân gây nên cái chết của Vũ Nương. Đây là nội dung chính được thể hiện trong đoạn.
Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Theo tác giả, điều gì đã gây nên cái chết của Vũ Nương?
Trả lời:
Theo tác giả, “người cha thứ hai của bé Đản” – chiếc bóng trên vách – và “lòng ghen mù quáng” của Trương Sinh là nguyên nhân gây nên cái chết của Vũ Nương.
Trả lời:
- Theo lí giải của tác giả, chi tiết chiếc bóng trên vách có ý nghĩa biểu trưng cho tình cảm vợ chồng quyến luyến không rời. Việc Vũ Nương chỉ vào bóng mình trên vách để đùa con cho thấy lòng thương nhớ của nàng đối với chồng. Chi tiết chiếc bóng vì thế đã tô đậm tình yêu, lòng chung thuỷ của nàng. Chi tiết này còn giúp đẩy câu chuyện tới đỉnh điểm, tạo ra kịch tính cho tác phẩm và làm nên nét độc đáo của truyện truyền kì Nguyễn Dữ so với truyện truyền kì của các nước trong khu vực.
- Những chi tiết tiêu biểu, giàu sức gợi trong tác phẩm văn học thường mang tính đa nghĩa, vẫy gọi sự khám phá, lí giải của người đọc. Ngoài ý nghĩa đã được tác giả văn bản chỉ ra, em có thể đưa ra kiến giải của mình về chi tiết chiếc bóng trên vách. Chẳng hạn, chiếc bóng hư ảo, mơ hồ gợi liên tưởng đến sự mong manh của hạnh phúc, từ đó khiến người đọc thấm thía hơn về số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến vốn đề cao nam quyền. Hạnh phúc đối với họ không phải là điều gì chắc chắn, bền vững, mà thật mong manh, mơ hồ. Chiếc bóng muôn đời câm lặng cũng chính là ẩn dụ cho tình trạng người phụ nữ không được lắng nghe, không được quyền cất lên tiếng nói, không tự quyết định được số phận của mình.
Trả lời:
Bên cạnh bi kịch của Vũ Nương, đoạn trích còn nói đến bi kịch của Trương Sinh “Sự lẻ loi đơn chiếc và nỗi ân hận sẽ là một hình phạt giày vò Trương Sinh mãi mãi”. Điều này giúp người đọc hiểu hơn về ý nghĩa nhan đề của bài nghị luận: bi kịch mà bài viết phân tích không chỉ là bi kịch của cá nhân Vũ Nương mà còn có ý nghĩa khái quát, đó là bi kịch của nhân sinh, của kiếp người.
Trả lời:
- Chi tiết chiếc bóng được tác giả bài nghị luận phân tích trên cả hai phương diện: vai trò của chi tiết trong việc thể hiện nội dung chủ đề truyện và tác dụng của chi tiết này trong việc tạo nên đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
- Từ đó, em cần lưu ý, khi phân tích một chi tiết nghệ thuật, nên khai thác ý nghĩa của chi tiết từ nhiều góc độ, về cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Câu 6 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Em có nhận xét gì về cách sử dụng bằng chứng trong đoạn trích?
Trả lời:
- Bằng chứng được sử dụng trong đoạn trích phù hợp với lí lẽ, giúp làm sáng tỏ, cụ thể hoá lí lẽ mà tác giả bài nghị luận nêu ra.
Ví dụ, khi tác giả đưa ra lí lẽ: “Người cha thứ hai của bé Đản – nguyên nhân gây ra cái chết bi thảm cho Vũ Nương lại xuất hiện”, tác giả đã lựa chọn bằng chứng về sự xuất hiện của người cha ấy trong văn bản (đoạn “Chàng hỏi đâu ... bảo là cha Đản”).
Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương hay khác: