SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 24 - Kết nối tri thức


Đọc lại văn bản (từ đến ) trong SGK (tr. 96) và trả lời các câu hỏi:

Giải SBT Ngữ Văn 9 Bài tập 2 trang 24 - Kết nối tri thức

Bài tập 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Đọc lại văn bản Từ “Thằng quỷ nhỏ” của Nguyễn Nhật Ánh nghĩ về những phẩm chất của một tác phẩm viết cho thiếu nhi (từ Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy đến một kẻ có ngoại hình lạ lẫm, kì dị) trong SGK (tr. 96) và trả lời các câu hỏi:

Câu 1 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Câu văn nào khái quát nội dung của cả đoạn?

Trả lời:

Câu văn khái quát nội dung của cả đoạn là: “Cái nhân dạng tưởng như hoàn toàn bề ngoài ấy, trên thực tế, đã quyết định toàn bộ nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh..”

Câu 2 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Vẽ sơ đồ làm rõ mối quan hệ giữa luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong đoạn văn.

Trả lời:

* Luận điểm được triển khai trong đoạn văn là: Nhân dạng quyết định nhân cách và vị thế tồn tại của Quỳnh.

* Luận điểm này được triển khai thành hai lí lẽ chính

- Lí lẽ 1: Nhân cách đẹp đẽ của Quỳnh mà không ai nhận ra hoặc có nhận ra thì cũng coi đó là bí mật.

+ Bằng chứng 1: Phẩm chất đẹp đẽ, trái tim nhân hậu của Quỳnh – Quỳnh đóng lại mấy chiếc chân bàn lung lay, những điều tốt đẹp Quỳnh làm cho bạn bè và những đứa trẻ nghèo.

+ Bằng chứng 2: Thái độ của mọi người:

Không ai nhận ra

+ Nga là người duy nhất nhận ra nhưng lại coi đó là bí mật.

- Lí lẽ 2: nhân dạng quyết định thế tồn tại) và được làm sáng tỏ với các bằng chứng tương ứng.

Câu 3 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi có gì khác với các bằng chứng còn lại trong đoạn văn? Tác dụng của việc nêu ra bằng chứng ấy là gì?

Trả lời:

Truyện dài Bàn có năm chỗ ngồi khác với các bằng chứng còn lại trong đoạn ở chỗ đây là bằng chứng bên ngoài văn bản truyện Thằng quỷ nhỏ. Bằng chứng này có tác dụng liên hệ, mở rộng, giúp người đọc hiểu rõ hơn về ý nghĩa của hình ảnh “Bàn có hai người, nhưng mỗi người ngồi tít một đầu, chừa khoảng trống ở giữa” trong truyện Thằng quỷ nhỏ, củng cố thêm cho lí lẽ giữa Quỳnh và mọi người có một “khoảng cách mênh mông”.

Câu 4 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Trong các câu từ “Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh” đến “lạ lẫm, kì dị”, tác giả đã ba lần dùng cách diễn đạt mang tính phủ định “nhưng chẳng ai nhận thấy”, “nhưng không ai đánh giá đúng”, “không ai muốn biết”. Điều này có tác dụng gì?

Trả lời:

Việc tác giả nhiều lần dùng cách diễn đạt mang tính phủ định trong các câu từ “Và cả những phẩm chất đẹp đẽ của Quỳnh” đến “lạ lẫm, kì dị” thể hiện dụng ý nhấn mạnh vấn đề nghị luận: khẳng định thái độ thờ ơ, xa lánh của mọi người đối với Quỳnh và tình cảnh “lạc loài” của cậu bé.

Câu 5 trang 24 SBT Ngữ Văn 9 Tập 1: Các bằng chứng trong đoạn văn được trích dẫn theo cách nào? Dấu hiệu nào giúp em nhận ra điều đó?

Trả lời:

Các bằng chứng trong đoạn văn đều được trích dẫn theo cách trực tiếp. Dấu hiệu nhận biết: Các câu được dẫn làm bằng chứng đều được đặt sau dấu hai chấm và đặt trong dấu ngoặc kép.

Lời giải sách bài tập Ngữ Văn 9 Bài 4: Khám phá vẻ đẹp văn chương hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Ngữ Văn lớp 9 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác: