Trên mặt phẳng, chất điểm A chịu tác dụng của ba lực
Sách bài tập Toán 10 Kết nối tri thức Bài 8: Tổng và hiệu của hai vectơ
Bài 4.12 trang 51 sách bài tập Toán lớp 10 Tập 1:
Trên mặt phẳng, chất điểm A chịu tác dụng của ba lực →F1,→F2,→F3và ở trạng thái cân bằng. Góc giữa hai vectơ →F1,→F2bằng 60°. Tính độ lớn của →F3, biết
Lời giải:
Ta sử dụng các vectơ →AB,→AC,→AD và →AE lần lượt biểu diễn cho các lực →F1,→F2,→F3 và hợp lực →F của →F1,→F2 (hình vẽ dưới đây).
Khi đó do →F=→F1+→F2 nên tứ giác ABEC là hình bình hành
Lại có góc giữa hai vectơ →F1,→F2 bằng 60° nên ^BAC=60°
Suy ra ^ECA=180°−^BAC=180°−60°=120°
Áp dụng định lí Cosin cho tam giác AEC ta có:
AE2 = AC2 + EC2 – 2.AC.EC.cos^ECA
Hay AE2=(2√3)2+(2√3)2−2.2√3.2√3.cos120°
⇒ AE2 = 36
⇒ AE = 6
Vì chất điểm A ở trạng thái cân bằng nên hai lực →F và →F3 ngược hướng và có cường độ bằng nhau
Tức là hai vectơ →AE và →AD là hai vectơ đối nhau
Vậy độ lớn của lực bằng 6 N.