Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt
Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Khẳng định nào sau đây là đúng?
Giải SBT Toán 11 Cánh diều Bài 4: Hai mặt phẳng song song
Bài 31 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF nằm trong hai mặt phẳng phân biệt. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. (ADF) // (BCE).
B. AD // (BEF).
C. (ABC) // (DEF).
D. EC // (ABD).
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
+ Ta có AF // BE (ABEF là hình bình hành), mà BE ⊂ (BCE) nên AF // (BCE).
Lại có AD // BC (ABCD là hình bình hành), mà BC ⊂ (BCE) nên AD // (BCE).
Mà AF và AD cắt nhau trong mặt phẳng (ADF) nên (ADF) // (BCE). Vậy đáp án A đúng.
+ Vì AD ∩ (BEF) = A nên đáp án B sai.
+ Vì (ABC) ∩ (DEF) = CD nên đáp án C sai.
+ Vì EC ∩ (ABD) = C nên đáp án D sai.
Lời giải Sách bài tập Toán lớp 11 Bài 4: Hai mặt phẳng song song hay khác:
Bài 28 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1: Cho đường thẳng a song song với mặt phẳng (P). Có bao nhiêu mặt phẳng chứa a và song song với (P)? ....
Bài 29 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1: Cho mặt phẳng (P) song song với mặt phẳng (Q). Khẳng định nào sau đây là đúng? ....
Bài 30 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm các cạnh AB, CD, SA ....
Bài 32 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1: Cho a, b là hai đường thẳng phân biệt cắt ba mặt phẳng song song (P), (Q), (R) lần lượt tại các điểm A, B, C và A', B', C' ....
Bài 33 trang 108 SBT Toán 11 Tập 1: Trong mặt phẳng (P) cho tam giác ABC. Qua A, B, C lần lượt vẽ các tia Ax, By, Cz đôi một song song với nhau và không nằm trong mặt phẳng (P) ....
Bài 34 trang 109 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang với đáy lớn AD. Gọi M là trọng tâm của tam giác SAD, N là điểm thuộc đoạn thẳng AC ....
Bài 35* trang 109 SBT Toán 11 Tập 1: Cho hai hình bình hành ABCD và ABEF không cùng nằm trong một mặt phẳng ....