Có hai loại dung dịch muối I và muối II. Người ta hoà 200 g dung dịch muối I
Có hai loại dung dịch muối I và muối II. Người ta hoà 200 g dung dịch muối I với 300 g dung dịch muối II thì được dung dịch có nồng độ muối là 33%. Tính nồng độ muối trong mỗi dung dịch I và II, biết rằng nồng độ muối trong dung dịch I lớn hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 20%.
Giải SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 7 - Cánh diều
Bài 28 trang 50 SBT Toán 8 Tập 2: Có hai loại dung dịch muối I và muối II. Người ta hoà 200 g dung dịch muối I với 300 g dung dịch muối II thì được dung dịch có nồng độ muối là 33%. Tính nồng độ muối trong mỗi dung dịch I và II, biết rằng nồng độ muối trong dung dịch I lớn hơn nồng độ muối trong dung dịch II là 20%.
Lời giải:
Gọi nồng độ muối của dung dịch I là x%, 20 < x < 100.
Nồng độ muối của dung dịch II là x% ‒ 20%.
Khối lượng muối trong dung dịch I là 200.x% = 2x (g).
Khối lượng muối trong dung dịch II là 300.(x% ‒ 20%) = 3x – 60 (g).
Sau khi hòa tan hai dung dịch muối trên thì được dung dịch có nồng độ muối là 33% nên ta có phương trình:
= 33%.
Giải phương trình:
= 33%
= 0,33
5x – 60 = 0,33 . 500
5x = 165 + 60
5x = 225
x = 45 (thoả mãn điều kiện).
Vậy nồng độ muối của dung dịch I là 45%, của dung dịch II là 45% ‒ 20% = 25%.
Lời giải SBT Toán 8 Bài tập cuối chương 7 hay khác:
Bài 20 trang 49 SBT Toán 8 Tập 2: Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn? ....
Bài 21 trang 49 SBT Toán 8 Tập 2: Nghiệm của phương trình 3x ‒ 4 = 0 là ....
Bài 22 trang 49 SBT Toán 8 Tập 2: Nghiệm của phương trình 4x + 3 = 0 là ....
Bài 23 trang 49 SBT Toán 8 Tập 2: Phương trình nào sau đây nhận x = ‒1 làm nghiệm? ....
Bài 24 trang 49 SBT Toán 8 Tập 2: Giải các phương trình sau: a) 0,1x ‒ 5 = 0,2 ‒ x ....