Cho hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; R), (O; r) với R + r = 1,2 dm
Cho hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; R), (O; r) với R + r = 1,2 dm, R > r và diện tích hình vành khuyên đó là 1,5072 dm2 (Hình 55). Tính R và r, lấy π ≈ 3,14.
Giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 5 - Cánh diều
Bài 58 trang 125 SBT Toán 9 Tập 1: Cho hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; R), (O; r) với R + r = 1,2 dm, R > r và diện tích hình vành khuyên đó là 1,5072 dm2 (Hình 55). Tính R và r, lấy π ≈ 3,14.
Lời giải:
Ta có công thức tính diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; R) và (O; r) (với R > r) có diện tích là: S = π(R2 – r2).
Do diện tích hình vành khuyên đó là 1,5072 dm2 nên ta có:
3,14 (R2 ‒ r) =n1,5072 hay (R ‒ r)(R + r) = 0,48.
Mà R + r = 1,2 dm nên R ‒ r = 0,4 dm.
Ta có hệ phương trình
Cộng hai vế của hai phương trình của hệ phương trình trên, ta có:
2R = 1,6, suy ra R = 0,8.
Thay R = 0,8 vào phương trình R + r = 1,2, ta được:
0,8 + r = 1,2, suy ra r = 0,4.
Lời giải SBT Toán 9 Bài tập cuối chương 5 hay khác:
Bài 47 trang 123 SBT Toán 9 Tập 1: Trên mặt phẳng toạ độ Oxy, cho điểm A(1; 1). Khi đó, đường tròn (A; 1) ....
Bài 48 trang 123 SBT Toán 9 Tập 1: Cho các điểm A, B, C, D thuộc đường tròn tâm O đường kính AC = 2 cm với (Hình 51). ....
Bài 49 trang 123 SBT Toán 9 Tập 1: Cho hai đường tròn (O; R) và (O’; R) cắt nhau tại hai điểm M, N với OO’ = 24 cm và MN = 10 cm (Hình 52). Khi đó, R bằng: ....
Bài 50 trang 123 SBT Toán 9 Tập 1: Trong 20 giây, bánh xe của một chiếc xe máy quay được 80 vòng. Độ dài bán kính của bánh xe đó là 25 cm. Khi đó, quãng đường xe máy đi được trong 3 phút là: ....
Bài 51 trang 123 SBT Toán 9 Tập 1: Diện tích hình vành khuyên tạo bởi hai đường tròn (O; 12 cm) và (O; 7 cm) là: ....
Bài 52 trang 123 SBT Toán 9 Tập 1: Cho đường tròn tâm O đường kính AB và điểm M di chuyển trên đường tròn (M khác A và B). Vẽ đường tròn (M) tiếp xúc với AB tại H ....
Bài 53 trang 124 SBT Toán 9 Tập 1: Cho ba đường tròn (A; 10 cm), (B; 15 cm), (C; 15 cm) tiếp xúc ngoài với nhau đôi một. Đường tròn (A) tiếp xúc với (B) và (C) lần lượt tại C’ và B’ ....