Ở Hình 9 biết ABCDEF là lục giác đều, chứng minh rằng lục giác MNPQRS cũng là lục giác đều


Ở Hình 9 biết ABCDEF là lục giác đều, chứng minh rằng lục giác MNPQRS cũng là lục giác đều.

Giải SBT Toán 9 Bài 1: Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn - Cánh diều

Bài 8 trang 107 SBT Toán 9 Tập 2: Ở Hình 9 biết ABCDEF là lục giác đều, chứng minh rằng lục giác MNPQRS cũng là lục giác đều.

Ở Hình 9 biết ABCDEF là lục giác đều, chứng minh rằng lục giác MNPQRS cũng là lục giác đều

Lời giải:

Lục giác ABCDEF là lục giác đều nên AB = BC = CD = DE = EF = FA và ABC^=BCD^=CDE^=DEA^=EAF^=FAB^.

Ta cũng có tổng 6 góc của lục giác đều ABCDEF bằng tổng các góc của hai tứ giác ABCD và AFED, tức là bằng 2.360° = 720°.

Do đó: ABC^=BCD^=CDE^=DEA^=EAF^=FAB^=720°6=120°.

Xét ∆AFB cân tại A (do AB = AF) ta có:

                    ABF^=AFB^=180°FAB^2=180°120°2=30°.

Hay ABS^=AFR^=30°.

Tương tự, đối với ∆ABC cân tại B ta có: BAC^=BCA^=30° hay BAS^=36°.

Do đó ta có ABS^=BAS^=30°. Nên ∆ABS cân tại S.

Suy ra ASB^=180°2BAS^=180°230°=120°.

Khi đó, RSM^=ASB^=120° (đối đỉnh).

Chứng minh tương tự, ta được: 

                RSM^=SMN^=MNP^=NPQ^=PQR^=QRS^=120°.     1

Ta có: BSA^+BSM^=180° (kề bù)

Suy ra BSM^=180°BSA^=180°120°=60°.

Ta cũng có: BMS^=180°BMC^=180°120°=60°.

Do đó ∆BSM là tam giác cân, lại có BSM^=60° nên ∆BSM là tam giác đều.

Suy ra SB = SM = BM.

Chứng minh tương tự ta có ∆SAR là tam giác đều nên SA = SR = AR.

Do ∆ABS cân tại S nên SA = SB.

Khi đó, RS = SM.

Chứng minh tương tự, ta được:

RS = SM = MN = NP = PQ = QR. (2)

Từ (1) và (2) suy ra lục giác MNPQRS là lục giác đều.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 1: Đa giác đều. Hình đa giác đều trong thực tiễn hay khác:

Xem thêm các bài giải sách bài tập Toán lớp 9 Cánh diều hay, chi tiết khác: