Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn được tính bởi công thức: Q = 0,24I^2Rt trong đó Q là nhiệt lượng


Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn được tính bởi công thức:

Giải sách bài tập Toán 9 Bài 1: Hàm số và đồ thị của hàm số y = ax ^2 (a ≠ 0) - Chân trời sáng tạo

Bài 8 trang 8 sách bài tập Toán 9 Tập 2: Nhiệt lượng toả ra trong dây dẫn được tính bởi công thức:

Q = 0,24I2Rt,

trong đó Q là nhiệt lượng tính bằng calo (cal), R là điện trở tính bằng ôm (Ω), I là cường độ dòng điện tính bằng ampe (A), t là thời gian tính bằng giây.

Xét dòng điện chạy qua một dây dẫn có điện trở R = 10 Ω trong thời gian 1 giây.

a) Hoàn thành bảng giá trị sau:

I (A)

1

2

3

4

Q (cal)

?

?

?

?

b) Tính cường độ dòng điện trong dây dẫn khi nhiệt lượng toả ra là 135 calo.

Lời giải:

Với R = 10 Ω, t = 1 giây ta có: Q = 0,24.10.I2.1 = 2,4I2 (cal).

a) Thay I = 1 vào hàm số Q = 2,4I2, ta được: Q = 2,4.12 = 2,4 (cal).

Thay I = 2 vào hàm số Q = 2,4I2, ta được: Q = 2,4.22 = 9,6 (cal).

Thay I = 3 vào hàm số Q = 2,4I2, ta được: Q = 2,4.32 = 21,6 (cal).

Thay I = 4 vào hàm số Q = 2,4I2, ta được: Q = 2,4.42 = 38,4 (cal).

Ta được bảng giá trị như sau:

I (A)

1

2

3

4

Q (cal)

2,4

9,6

21,6

38,4

b) Với Q = 135 (cal) thay vào hàm số Q = 2,4I2, ta được:

2,4I2 = 135, suy ra I2 = 56,25, do đó I = 7,5 (A) (do I > 0).

Vậy cường độ dòng điện trong dây dẫn bằng 7,5 A khi nhiệt lượng tỏa ra là 135 calo.

Lời giải SBT Toán 9 Bài 1: Hàm số và đồ thị của hàm số y = ax2 (a ≠ 0) hay khác:

Xem thêm giải sách bài tập Toán lớp 9 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác: