X

Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 26 - Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 26 Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 10 trang 26

Câu 1 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

a. nhân nghĩa: (nhân: người, nghĩa: điều phải làm): lòng thương người và đối xử theo lẽ phải

văn hiến: những truyền thống lâu đời và tốt đẹp

điếu phạt (điếu: thương, phạt: trừng trị): vì thường dân mà trừng trị kẻ có tội

hưng phế (hưng: sự nổi lên, phế: mất đi): sự phát triển và sụp đổ của các triều đại

b. Các từ Hán Việt giúp lời văn hàm súc, thêm phần trang trọng, làm tăng tính tôn nghiêm của một áng thiên cổ hùng văn

c. 

Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Bình Ngô đại cáo” vô cùng cao đẹp.

Việt Nam luôn tự hào về nền văn hiến của dân tộc.

Dù ở bất cứ thời đại nào, dân tộc ta luôn có những hào kiệt đứng lên khởi nghĩa, đánh bại kẻ thù xâm lược. 

Câu 2 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 – Kết nối tri thức):

STT

Điển tích

Tác dụng biểu đạt

1

Đau lòng nhức óc

Ý nói căm giận vô cùng, bộc lộ nỗi phẫn uất của chủ tướng trước tội ác kẻ thù

2

Nếm mật nằm gai (dẫn điển vua nước Việt đời Đông Chu là Câu Tiễn bị vua nước Ngô là Phù Sai cướp nước, bèn nuôi chí phục thù, trước khi ăn thì nếm mật đắng, khi ngủ thì nằm trên gai để không quên mối thù cũ.)

=> cho thấy ý chí quyết tâm đánh giặc của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

3

Quên ăn

(nguyên văn: phát phần vong thực)

Nói về việc khi chí ham học nổi lên thì quên cả ăn => làm nổi bật ý chí miệt mài nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước

4

Lược thao (tên cuốn sách dạy về quân sự tương truyền do Lã Vọng đời Chu soạn)

Cho thấy ý thức trách nhiệm, nghiền ngẫm binh thư để tìm kế sách đánh giặc cứu nước của khởi nghĩa Lam Sơn

5

Tiến về đông

mượn chữ từ một câu nói của Lưu Bang (Hán Cao tổ) với Tiêu Hà khi bị Hạng Vũ ép dồn về phía Tây: "Dư diệc dục đông hĩ, an năng uất uất cửu cư ư thử" (Ta cũng muốn tiến về phía đông chứ sao có thể rầu rĩ ở mãi chốn này được).

Làm nổi bật ý chí chiến đấu mạnh mẽ của quân và dân trước kẻ thù xâm lược, thể hiện tấm lòng khát khao cứu nước

6

Dành phía tả

dẫn điển Tín Lăng Quân nước Ngụy thời Đông Chu, nghe tiếng Hầu Doanh là hiền sĩ liền đem xe đi đón, tự ngồi bên phải giữ cương ngựa, dành chỗ bên trái là chỗ tôn quý để Hầu Doanh ngồi.

Thể hiện mong muốn cầu người hiền tài giúp nước cứu đời

7

Tự ta, ta phải dốc lòng 

Ý nói lòng thành thực muốn làm điều nhân, dẫn ý câu trong Luận ngữ: “Vì nhân do kỉ nhi do nhân hồ tai”

=> Nhấn mạnh ý thức trách nhiệm của bản thân với dân tộc 

8

Dựng cần trúc

(yết can vi kì: giơ cậy lên làm cờ; mượn tích Hoàng Sào lúc mới dấy binh khởi nghĩa không kịp làm cờ phải giơ sào lên thay; bài Quá Tần luận của Giả Nghị đời Hán cũng có câu: "trảm mộc vi binh, yết can vi kì" (chặt gỗ làm khí giới, giơ sào len làm cờ)).

Cho thấy những khó khăn, thử thách, trông gai mà nghĩa quân Lam Sơn phải đối mặt

9

Hoà nước sông chén rượu ngọt ngào

dịch từ cụm từ đầu giao hưởng sĩ (đổ rượu ngọt xuống sông để khao quân); dẫn điển xưa nói việc nước Tấn và nước Sở đánh nhau, có người dâng vua Sở một bình rượu ngon, vua Sở sai đổ rượu xuống sông để quân sĩ đón dòng mà uống, sau Sở đánh thắng Tấn.

Nhấn mạnh tinh thần đoàn kết, gắn bó, nghĩa tình của binh lính Lam Sơn

Câu 3 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- nhân nghĩa: tình thương người và cách đối nhân xử thế theo lẽ phải.

- dấy nghĩa: tổ chức quân đội nổi lên chống lại kẻ thù xâm lược dựa theo lẽ phải.

- cờ nghĩa: cờ làm hiệu lệnh, đại diện cho quân đội theo lẽ phải.

- đại nghĩa: chính nghĩa cao cả.

Câu 4 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Nhân ái: yêu thương con người

Nhân cách: tính cách riêng của con người

Nhân chứng: người làm chứng

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: