X

Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi - Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Lý Công Uẩn, Trần Hưng Đạo, Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phạm Ngũ Lão,....

Câu 2 (trang 6 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Phạm Ngũ Lão (1255-1320): người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (Hưng Yên), là con rể của Trần Hưng Đạo, giữ đội quân hữu vệ

- Có nhiều công trong cuộc kháng chiến chống quân Mông-Nguyên lần thứ 2 (1285) và lần thứ 3 (1288)

- Là người văn võ toàn tài

- Phạm Ngũ Lão được biết đến trong câu chuyện đan sọt giữa đường

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc: 

1. Vai trò của Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- Nguyễn Trãi đã dâng Bình Ngô sách, cùng Lê Lợi và các tướng lĩnh bàn bạc việc quân, vạch ta đường lối chiến lược của cuộc khởi nghĩa. 

- Giúp Lê Lợi soạn thảo chiếu lệnh, văn thư, đấu tranh ngoại giao với quân Minh

- Viết “Bình Ngô đại cáo”

2. Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân nghĩa trong thơ văn Nguyễn Trãi.

Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân; lấy cuộc sống bình yêu, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. 

3. Biểu hiện tình yêu thiên nhiên và nỗi niềm thế sự.

- Tình yêu thiên nhiên

+ “Ức Trai thi tập” và “Quốc âm thi tập” chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ, vừa bình dị gần gũi.

+ Tâm hồn Nguyễn Trãi rộng mở, tinh tế, lãng mạn – nâng niu từng vẻ đẹp, từng khoảnh khắc giao hoà cùng thiên nhiên.

- Nỗi niềm thế sự

+ Hồn thơ Ức Trãi trĩu nặng suy tư trước thế sự đen bạc. Thơ ông có nhiều chiêm nghiệm buồn về nhân tình thế thái, có cả những cay đắng, thất vọng, đau đớn trước một thực tại hỗn độn, bất công, ngang trái. 

+ Nguyễn Trãi đối diện với thực tại bằng tâm thế, tư thế của cây tùng, cây bách

4. Đóng góp quan  trọng của Nguyễn Trãi ở từng thể loại: 

- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực.

- Thơ chữ Hán của Nguyễn Trãi hầu hết được sáng tác bằng các thể thơ Đường luật, đạt tới sự nhuần nhuyễn, điêu luyện, ngôn ngữ cô đúc, nghệ thuật tả cảnh, tả tình tinh tế, tài hoa. 

- Thơ chữ Nôm của Nguyễn Trãi được đánh giá là đỉnh cao của dòng thơ quốc âm (tiếng Việt) thời trung đại. 

5. Vị trí của Nguyễn Trãi trong nền văn học trung đại Việt Nam.

- Nguyễn Trãi là tác gia có đóng góp đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền văn học Đại Việt sau thời gian nước ta bị quân xâm lược nhà Minh đô hộ và thi hành chính sách huỷ diệt văn hoá. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Văn bản “Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp” đã làm nổi bật con người Nguyễn Trãi – một người anh hùng dân tộc, nhà văn hoá, nhà văn kiệt xuất. Con người anh hùng của Nguyễn Trãi gắn liền với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn lẫy lừng. Con người văn hoá của Nguyễn Trãi gắn liền với những tác phẩm văn học mang đậm giá trị nhân văn. 

Soạn bài Tác giả Nguyễn Trãi | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi sau khi đọc: 

Câu 1 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Về cuộc đời Nguyễn Trãi

+ Quê Chí Linh, Hải Dương, thân phụ là Nguyễn Phi Khanh – đỗ Thái học sinh dưới triều Trần, thân mẫu là Trần Thị Thái – con quan Tư đồ Trần Nguyên Đán

+ Nguyễn Trãi bị giặc Minh giam lỏng ở thành Đông Quan 

+ Nguyễn Trãi tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, giúp Lê Lợi dẹp giặc Minh

- Về con người Nguyễn Trãi

+ Nguyễn Trãi là một nhà chính trị tài ba, một con người yêu nước thương dân, một nhà thơ, văn kiệt xuất. 

Câu 2 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

Tư tưởng nhân nghĩa có nguồn gốc từ Nho giáo nhưng đã được Nguyễn Trãi tiếp thu một cách chọn lọc, sáng tạo. Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa trước hết là thương dân; lấy cuộc sống bình yêu, no ấm của nhân dân làm mục tiêu cao nhất. 

Câu 3 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

Thơ Nguyễn Trãi chứa đựng cả một thế giới thiên nhiên đa dạng, vừa mĩ lệ, vừa bình dị, gần gũi. Đó có thể là những khung cảnh hùng vĩ, tráng lệ như Bạch Đằng, Vân Đồn, Thần Phù, Vọng Doanh, cũng có thể là chốn thôn quê bình dị, dân dã, thân thuộc với đất cày ngõ ải, giậu mùng tơi, lảnh mùng, bè muống,...

=> Tâm hồn Nguyễn Trãi luôn tinh tế, nhạy cảm, nâng niu từng khoảnh khắc giao hoà thiên nhiên. 

Câu 4 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Nguyễn Trãi là một người luôn mang trong mình nỗi suy tư trước thế sự đen bạc. Thế nhưng dù cuộc đời vần vũ, ông vẫn luôn hiên ngang, tự trọng, giữ trọn cốt cách. Qua đó, ta thấy Nguyễn Trãi là một người yêu nước thương dân, sống thanh cao, cứng cỏi, kiêu hãnh và luôn theo đuổi lí tưởng cao cả. 

Câu 5 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Văn chính luận của Nguyễn Trãi, đặc biệt là những thư từ bút chiến, văn kiện ngoại giao với nhà Minh luôn đạt đến trình độ mẫu mực. 

- Sức thuyết phục của văn chính luận Nguyễn Trãi được tạo nên từ các yếu tố:

+ Vận dụng một cách triệt để và sắc sảo các mệnh đề tư tưởng, đạo đức của Nho giáo và chân lí khách quan của đời sống để tạo dựng nền tảng chính nghĩa vững chắc cho những luận điểm lớn được nêu lên. 

+ Khả năng bám sát từng đối tượng và tình hình thời sự, chiến sự, sự kết hợp giữa lí lẽ sắc bén với dẫn chứng xác đáng, cách lập luận và bố cục chặt chẽ, ngôn ngữ hàm súc, kết hợp nhiều phong cách ngôn ngữ và nhiều phương thức biểu đạt, giọng điệu truyền cảm. 

Câu 6 (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): 

- Tác phẩm “Nguyễn Trãi – cuộc đời và sự nghiệp” (SGK Ngữ Văn 10, bộ Cánh diều, tập 2, trang 5)

- Tác phẩm “Nguyễn Trãi và tấm lòng ưu ái “ngày đêm cuồn cuộn nước triều đông” (Đinh Gia Khánh)

- Tác phẩm “Nguyễn Trãi, về tác gia và tác phẩm” (Nguyễn Hữu Sơn)

* Kết nối đọc – viết  (trang 10 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Sưu tầm một bài thơ chữ Hán hoặc chữ Nôm của Nguyễn Trãi và viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) giới thiệu bài thơ đó.

Đoạn văn tham khảo:

“Bảo kính cảnh giới” (bài số 43) là bài thơ được trích trong “Quốc Âm thi tập” của Nguyễn Trãi. Được viết theo thể thất ngôn bát cú, bài thơ gây ấn tượng với bạn đọc khi khép lại bằng một câu thơ lục ngôn. “Bảo kính cảnh giới” là bức tranh thiên nhiên mùa hè tươi sáng, rực rỡ và tràn đầy sức sống. Qua đó, Nguyễn Trãi không chỉ gửi gắm tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống mà hơn cả đó là tình yêu thương nhân dân, đất nước. Nhiệt huyết, tình yêu nước thương dân ấy như muốn trào dâng một cách mãnh liệt, muốn bộc lộ da diết mà lan tỏa khắp không gian cảnh vật. Càng đáng trân trọng hơn khi đó là một con người đã lui về ở ẩn, nhưng tâm hồn vẫn luôn hướng về cuộc sống bình dị của nhân dân, vẫn luôn băn khoăn, trăn trở làm sao để nhân dân được “giàu đủ khắp đòi phương”. Qua bài thơ “Bảo kính cảnh giới số 43”, bạn đọc cảm nhận một nhân cách cao cả, một khát khao vĩ đại của Nguyễn Trãi. Đó là một con người suốt đời vì nước vì dân.

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: