X

Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan - Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Dưới bóng hoàng lan Ngữ Văn 10 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý hy vọng rằng sẽ giúp các bạn nắm bắt được các ý chính từ đó dễ dàng và soạn bài môn Ngữ văn 10.

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan

* Trước khi đọc

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Kỉ niệm tôi nhớ nhất cùng những người thân yêu là khi cùng gia đình đi du lịch hoặc đi chúc Tết vào mỗi dịp đầu xuân. Nếu được kể lại, tôi sẽ thuật chi tiết hành động, cử chỉ, lời nói, thái độ cảm xúc của mọi người để làm nổi bật khung cảnh ấy. 

Câu 2 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Tôi luôn mong muốn mình có thể sống chậm lại để cảm nhận những khoảnh khắc bình yên, hạnh phúc giản dị vốn có. Thời gian vốn dĩ luôn trôi đi và không bao giờ quay lại, vì vậy, tôi luôn khao khát mình có thể trân trọng từng khoảng khắc của thời gian. 

* Đọc văn bản

Gợi ý trả lời câu hỏi trong bài đọc:

Câu 1 (trang 46 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Người kể chuyện toàn tri ngôi thứ ba.

- Dấu hiệu nhận biết: tác giả gọi tên các nhân vật và thuật lại lời nói của mỗi nhân vật, miêu tả trạng thái của các nhân vật

Câu 2 (trang 47 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Thanh cảm thấy yên bình và thong thả

Câu 3 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Thanh thấy tâm hồn nhẹ nhõm tươi mát như vừa tắm ở dưới suối. 

- Những chi tiết về cây hoàng lan

+ Lá cây rung động trong gió, thân cây vút cao lên trời.

+ Mùi hương thơm của hoa thoảng thoảng bay vào.

+ Kỉ niệm hồi bé, Thanh thường nhặt hoa dưới gốc cây mà nay cây đã lớn rồi.

Câu 4 (trang 48 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Lời của người kể chuyện cũng chính là những thắc mắc, những suy nghĩ nội tâm của nhân vật

=> Làm rõ tâm trạng của nhân vật Thanh 

Câu 5 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Nga: 

+ Lời nói: nhẹ nhàng, chan chứa yêu thương: “Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”

+ Tâm trạng: hạnh phúc, nhớ thương

- Thanh

+ Lời nói: chẳng biết nói gì

+ Tâm trạng: buồn, tiếc nuối vì hai người vừa gặp nhau những đã phải chia xa

Câu 6 (trang 50 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Bà cụ đơn thuần hoit lí do Nga hái hoa sớm, Nga trả lời ẩn ý cho tình cảm cô dành cho Thanh. Đó chính là cách Nga bày tỏ kín đáo tình cảm của mình. 

Câu 7 (trang 51 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Thanh đứng nhìn cây hoàng lan và nhờ người gửi lời dặn đến Nga.

- Thanh nghĩ đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm

- Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn mong chàng như ngày trước

+ Mỗi mùa Nga lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hướng

=> Dù chia xa nhưng Thanh và Lan vẫn luôn dành sự thương nhớ cho nhau, khiến bạn đọc có niềm tin vào một cái kết hạnh phúc của 2 người. 

* Sau khi đọc

Nội dung chính: 

Truyện ngắn “Dưới bóng hoàng lan” là một câu chuyện nhẹ nhàng, giản dị nhưng đầy tinh tế, sâu sắc, bởi nó mang đến cho người đọc cảm giác thư thái, nhẹ nhàng thông qua câu chuyện của Thanh. Sở dĩ nó mang lại cho con người biết bao cảm xúc yêu thương, trìu mến bởi nó khơi gợi được thứ tình cảm gắn bó, sâu kín ở mỗi người, đó là tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình yêu đầu đời.

Soạn bài Dưới bóng hoàng lan | Ngắn nhất Soạn văn 10 Kết nối tri thức

Gợi ý trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Câu chuyện được kể bằng lời của người kể chuyện ngôi thứ ba

- Ngôi kể nhất quán trong toàn bộ tác phẩm

Câu 2 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt hiện ra qua đôi mắt của người kể chuyện và người kể chuyện đã đặt điểm nhìn quan sát ở nhân vật Thanh giúp những chi tiết hiện lên thêm phần chân thực, sống động, 

Câu 3 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu tác phẩm chủ yếu xoay quanh chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm lẫn nhau. 

- Tình cảm của các nhân vật đầy yêu thương, trìu mến. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm từng li từng tí. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà vì không yên tâm khi bà ở một mình. Giọng điệu các nhân vật dành cho nhau đầy âu yếm, thân thương. 

Câu 4 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Các biểu hiện

Nhân vật Thanh

Nhân vật Nga

Nhận xét

Lời nói

Chàng chợt nhớ, chạy vùng xuống nhà ngang, vui vẻ gọi “Cô Nga”

Nhẹ nhàng: “Anh Thanh! Anh về đấy à”

- Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá

Hai người dành cho nhau những lời nói nhẹ nhàng mà chan chứa quan tâm, yêu thương

Cử chỉ

- Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn 

- Thỉnh thoảng, chàng nhìn đôi môi thắm của Nga, hai má hồng

- Thanh cầm lấy tay Nga, để yên trong tay mình

- Nga ngừng nhìn Thanh, cười

- Nàng chỉ ăn nhỏ nhẹ, cầm chừng và buông đũa luôn để xới cơm cho Thanh 

- Nàng nhìn lại Thanh, một chút thôi nhưng biết bao âu yếm 

Thanh và Nga có khi bộc lộ một cách kín đáo tình cảm, có khi lại mạnh mẽ và trực tiếp dành cho đối phương

Suy nghĩ, cảm xúc

- Có lúc Thanh lầm tưởng Nga là em gái ruột của mình

- Có lúc gần nhau, Thanh thấy mái tóc Nga thoang thoảng thơm như có giắt hoàng lan

- Thanh biết rằng Nga vẫn sẽ đợi chàng và mong nhớ chàng như ngày trước

Nga cũng cười hơi thẹn: “Anh con hái đấy ạ”

- Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương

Luôn suy nghĩ cho nhau, thấu hiểu nhau bà dành cho nhau những tình cảm chân thành

Câu 5 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Lời kể là yếu tố biểu hiện rõ nhất nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam. Vì: cốt truyện được Thạch Lam sáng tác rất đơn giản, nhẹ nhàng. Truyện ngắn cũng chỉ có một vài nhân vật được giới thiệu về lai lịch, ngoại hình, hành động nhưng không có gì nổi bật. Xuyên suốt câu chuyện là lời kể của người kể chuyện toàn tri đậm chất trữ tình. Lời kể đảm nhiệm nhiều chức năng: giới thiệu, miêu tả nhân vật, tả cảnh thiên nhiên, sinh hoạt, tạo giọng điệu riêng cho tác phẩm. 

Câu 6 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” gợi ý nghĩa:

- Không gian quen thuộc nơi con người bộc lộ tình cảm chân thành cho nhau

- Không gian mát mẻ, tĩnh lặng, đối lập với cuộc sống phồn thị ngoài kia

- Nơi ươm mầm mối tình trong sáng, đẹp đẽ

Câu 7 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

- Cảnh: Thanh dắt nàng đi xem vườn, cây hoàng lan cao vút, cành lá rủ xuống như chào đón hai người. ... Nắng soi vào hai người, nhưng dưới chân vẫn mát như xưa.

- Nếu phải chọn một cảnh để vẽ minh hoạ, tôi sẽ chọn vẽ cảnh Thanh và Nga cùng nhau đứng dưới bóng hoàng lan. Vì đó là một khung cảnh vừa yên bình, vừa lãng mạn thơ mộng. 

Câu 8 (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức):

* Giải thích

- Lời nhận xét của Thế Lữ: “nhân từ”: hiền lành, thương người, “yên ủi”: làm dịu những đau khổ, muộn phiền

=> Khi đọc “Dưới bóng hoàng lan”, bạn đọc cảm nhận được tình yêu thương giữa người với người và sự vỗ về, an ủi từ tác giả.

* Chứng minh

- Tình yêu thương

+ Tình cảm trân trọng Thanh dành cho quê hương

+ Tình cảm biết ơn, hiếu kính Thanh dành cho bà

+ Tình yêu trong sáng Thanh dành cho Nga

- Sự an ủi

+ Tác giả khiến bạn đọc cảm thấy yên bình, nhẹ nhõm khi đọc tác phẩm và tràn đầy niềm tin vào tình yêu của con người

* Kết nối đọc - viết (trang 52 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 2 - Kết nối tri thức): Viết đoạn văn khoảng (150 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn văn cuối của phần kết truyện.

Đoạn văn tham khảo:

“Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam đã gửi gắm câu chuyện tình yêu trong sáng, đẹp đẽ giữa Thanh và Nga. Khi trở về quê, gặp lại những người mình yêu thương, Thanh cảm thấy hạnh phúc, yên bình bên bà và người bạn thời thơ ấu. Thế nhưng, thời gian gặp gỡ ngắn ngủi khiến Thanh và Nga nhanh chóng phải một lần nữa chia xa. Khi rời đi, Thanh đã nhắn gửi lời chào Nga mà không dám nói lời trực tiếp. Có lẽ chàng sợ mình sẽ lưu luyến mà không làm chủ được cảm xúc. Chàng bước đi mà nửa buồn nửa vui. Thanh nghĩa đến căn nhà như một nơi mát mẻ và sung sướng để chàng thường về nghỉ sau việc làm. Có lẽ đó chính là tổ ấm hạnh phúc mà Thanh hằng ao ước. Và Thanh cũng tin rằng Nga sẽ luôn đợi chàng và mong chàng trở về. Đó chính là động lực để Thanh sớm trở về đoàn tụ và đem đến cho Nga một hạnh phúc viên mãn. 

Xem thêm các bài Soạn văn 10 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: