X

Soạn văn lớp 6 - Kết nối tri thức

Soạn văn 6 Ôn tập học kì 1 - Ngắn nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức


Soạn văn lớp 6 Ôn tập học kì 1 - ngắn nhất - Kết nối tri thức

Bài soạn văn lớp 6 Ôn tập học kì 1 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng soạn văn 6.

Soạn văn 6 Ôn tập học kì 1 | Ngắn nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức

1 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Bài

Văn bản

Tác giả

Thể loại

Đặc điểm nổi bật

Nghệ thuật

Nội dung

Tôi và các bạn

Bài học đường đời đầu tiên (trích Dế mèn phiêu lưu kí)

Tô Hoài

Truyện đồng thoại

Nhân vật được nhân hóa, vừa gắn liền với sinh hoạt loài vật vừa phản ánh cuộc sống con người

Kể về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn khi câu trêu ghẹo chị Cốc khiến Dế Choắt chết thảm.

Gõ cửa trái tim

Chuyện cổ tích về loài người

Xuân Quỳnh

Thơ

Yếu tố tự sự mang màu sắc cổ tích suy nguyên, những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ độc đáo.

Kể về nguồn gốc loài người mang màu sắc hoang đường, kì lạ.

Yêu thương và chia sẻ

Gió lạnh đầu mùa

Thạch Lam

Truyện ngắn

Miêu tả nội tâm nhân vật; hành động, cử chỉ, suy nghĩ của nhân vật,

Hành động giúp đỡ của hai chị em Sơn và cách ứng xử của mẹ Hiên, mẹ Sơn

Quê hương yêu dấu

Chuyện cổ nước mình

Lâm Thị Mỹ Dạ

Thơ lục bát

Từ ngữ, hình ảnh độc đáo, gợi cảm cùng phép so sánh, liệt kê,…

Những giá trị nhân văn, nét đẹp của con người mà ông cha ta để lại qua những câu chuyện cổ tích.

Những nẻo đường xứ sở

Cô Tô

Nguyễn Tuân

Du kí

Nhân hóa, so sánh,… khi miêu tả cơn bão, mặt trời,…

Từ ngữ giàu biểu cảm.

Vẻ đẹp của cảnh và người ở Cô Tô

2 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

a. Yêu cầu đối với mỗi kiểu bài:

*Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

- Được kể theo ngôi thứ nhất.

- Giới thiệu được trải nghiệm đáng nhớ.

- Tập trung vào sự việc đã xảy ra.

- Sắp xếp các sự việc, chi tiết hợp lí.

- Sử dụng các chi tiết miêu tả cụ thể.

- Thể hiện được cảm xúc, ý nghĩa rút ra của người viết.

*Nêu cảm xúc về một bài thơ:

- Giới thiệu bài thơ, tác giả.

- Thể hiện được cảm xúc chung về nội dung.

- Cảm nhận một số yếu tố hình thức nghệ thuật.

- Chỉ ra được nét độc đáo, riêng biệt.

*Tập làm thơ làm lục bát:

- Nắm rõ những đặc điểm cơ bản của thể thơ.

- Lựa chọn đề tài gợi cảm xúc.

*Tả cảnh sinh hoạt:

- Giới thiệu cảnh sinh hoạt.

- Tả bao quát quang cảnh.

- Tả cụ thể hoạt động con người.

- Sử dụng từ ngữ phù hợp.

- Nêu cảm nghĩ về cảnh.

b. Đề tài mà em lựa chọn nếu thực hành viết một trong các kiểu bài:

- Kể lại một trải nghiệm của bản thân: Kể lại chuyến đi đến Huế

- Nêu cảm xúc về một bài thơ: Nêu cảm xúc về bài thơ Chuyện cổ nước mình

- Tập làm thơ làm lục bát: Viết một bài thơ lục bát về bà

- Tả cảnh sinh hoạt: Tả cảnh thu hoạch lúa quê em.

3 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

- Những nội dung mà em đã thực hành nói và nghe ở mỗi bài học trong học kì vừa qua:

+ Tôi và các bạn: Kể lại một trải nghiệm của em

+ Gõ cửa trái tim: Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống gia đình

+ Yêu thương và chia sẻ: Kể về một trải nghiệm của em

+ Quê hương yêu dấu: Trình bày suy nghĩ về tình cảm của con người với quê hương

+ Những nẻo đường xứ sở: Chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến

- Các nội dung nói và nghe liên quan đến nội dung đọc hiểu và viết, chỉ khác cách thức thực hiện:

+ Nói là trình bày bằng lới nói (ngôn ngữ nói)

+ Viết là trình bày bằng văn viết (ngôn ngữ viết)

4 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Bài

Kiến thức tiếng Việt

Tôi và các bạn

- Từ đơn: từ chỉ có một tiếng.

VD: ăn, ngủ, hát,…

- Từ phức: từ hai tiếng trở lên.

+ Từ ghép: các tiếng có quan hệ về nghĩa.

VD: ca hát, nhảy múa,…

+ Từ láy: các tiếng có quan hệ về âm.

VD: lung linh, hu hu,…

- So sánh: đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác để tìm ra nét tương đồng giữa chúng; thường sử dụng đi kèm từ như.

VD: Trẻ em như búp trên cành

Gõ cửa trái tim

- Nhân hóa: gán thuộc tính của người cho các sự vật.

VD:

Núi cao chi lắm núi ơi,

Núi che mặt trời chẳng thấy người thương.

(Ca dao)

- Ẩn dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng với nó.

VD:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn

Ánh nắng chảy đầy vai.

(Hoàng Trung Thông, Những cánh buồm)

- Điệp ngữ: lặp lại một từ ngữ (cả câu) để làm nội bật ý muốn nhân mạnh.

VD:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

(Ca dao)

- Đại từ: dùng để xưng hô, để hỏi,…

VD: tôi, chúng ta, chúng tôi,…

- Dấu ngoặc kép dùng để trích đãn lời nói trực tiếp của các nhân vật.

VD: “Mẹ mình đang đợi ở nhà” – con bảo… (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go, Mây và sóng)

Yêu thương và chia sẻ

- Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ: để cung cấp được nhiều thông tin hơn.

+ Cụm danh từ (VD: Những trái xoài xanh của bác hàng xóm)

+ Cụm động từ (VD: rung rinh trước gió)

+ Cụm tính từ (VD: đã xưa rồi)

Quê hương yêu dấu

- Từ đồng âm: giống âm khác nghĩa.

VD: Đỗ này để nấu chè.

Mẹ vui vì em đã đỗ.

- Từ đa nghĩa: các nghĩa có liên quan với nhau.

VD: Em hãy suy nghĩ cho chín nhé!

Quả này chưa chín đâu.

- Hoán dụ: gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ tương cận với nó.

VD:

Áo nâu liền với áo xanh

Nông thôn cùng với thị thành đứng lên

(Tố Hữu)

Những nẻo đường xứ sở

- Dấu ngoặc kép: Đánh dấu phần trích dẫn trực tiếp hoặc lời đối thoại, đánh dấu một từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

5 (trang 131 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo hướng dẫn của giáo viên.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 6 ngắn nhất sách Kết nối tri thức với cuộc sống hay khác: