Soạn văn 6 Ôn tập học kì 2 - Ngắn nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức
Soạn văn lớp 6 Ôn tập học kì 2 - ngắn nhất - Kết nối tri thức
Bài soạn văn lớp 6 Ôn tập học kì 2 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng soạn văn 6.
1 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
a.
* Truyền thuyết (Thánh Gióng)
- Truyện kể theo mạch tuyến tích: hoàn cảnh xuất hiện và thân thế; chiến công phi thường; kết cục.
- Nhân vật là người anh hùng Thánh Gióng, lập nên chiến công lớn lao.
- Yếu tổ kì ảo: sự ra đời, lớn lên, đi đánh giặc, bay về trời,…
* Cổ tích (Cây khế)
- Chuyện kể về nhân vật bất hạnh, nghèo khổ nhưng có đức hạnh – người em.
- Sử dụng yếu tố kỳ ảo con chim thần.
- Thể hiện niềm tin của nhân dân về chiến thắng cuối cùng của cái thiện đối với cái ác.
* Văn bản nghị luận (Xem người ta kìa!)
- Vấn đề cái riêng biệt trong mỗi con người là điều đáng trân trọng, cần phải được phát huy, hòa nhập trong cái chung của tập thể.
- Sử dụng lý lẽ (Học hỏi theo sự hoàn hảo của người nhưng thế giới là muôn màu muôn vẻ, cần có những điều riêng biệt để đóng góp cho tập thể những cái của chính mình?), dẫn chứng (ngoại hình, tính cách các bạn trong lớp không ai giống ai,...)
* Văn bản thông tin (Trái đất – cái nôi của sự sống)
- Sa-po dưới nhan đề, có 5 đề mục, 2 ảnh.
- Văn bản được triển khai theo quan hệ nguyên nhân kêt quả
b. Sau tiếng nói thần kì, Thánh Gióng ăn không biết no, quần áo không còn mặc vừa. Trước sự kì lạ của Gióng, dân làng mang gạo sang nuôi Gióng cùng bố mẹ. Chi tiết này cho thấy rõ lòng yêu nước và sức mạnh tình đoàn kết của dân tộc ta. Khi có giặc đến dân ta đồng lòng, giúp sức để đánh đuổi giặc xâm lược, hơn thế nữa sự trưởng thành của người anh hùng Thánh Gióng còn cho thấy, sự lớn mạnh của Gióng xuất phát từ nhân dân, được nhân dân nuôi dưỡng mà lớn lên. Gióng lớn nhanh như thổi, khi giặc đến chân núi Trâu cậu bé ba tuổi vươn vai trở thành một tráng sĩ, oai phong, lẫm liệt. Sự lớn lên của Gióng càng đậm tô hơn mối quan hệ giữa sự nghiệp cứu nước và người anh hùng: để đáp ứng yêu cầu lịch sử, Gióng phải lớn nhanh để phù hợp với hoàn cảnh của đất nước, Gióng phải khổng lồ về vóc dáng, ý chí thì mới có thể đảm đương được trọng trách lúc bấy giờ.
2 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
* Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện
a. Mục đích: Cung cấp thông tin, giải thích về sự vật, hiện tượng
b. Yêu cầu:
- Xác định ngôi tường thuật.
- Giới thiệu sự kiện, nêu bối cảnh.
- Thuật lại diễn biến chính.
- Tập trung vào một số chi tiết thu hút người đọc.
- Nêu cảm nghĩ, ý kiến.
c. Các bước cơ bản:
- Lựa chọn sự kiện
- Tìm ý: hồi tưởng lại sự kiện và sưu tầm minh họa,…
- Lập dàn ý
d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm: Hội chợ sách,…
e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết: Đảm bảo sự chính xác,…
* Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích
a. Mục đích: Làm cho câu chuyện trở nên khác lạ, thú vị và tạo ra hiệu quả bất ngờ.
b. Yêu cầu:
- Được kể từ người kể chuyện ngôi thứ nhất.
- Người kể chuyện nhập vai một nhân vật trong truyện.
- Khi kể có tưởng tượng, sáng tạo thêm nhưng không thoát li truyện gốc; nội dung được kể không làm sai lạc nội dung vốn có của truyện.
- Cần có sự sắp xếp hợp lí các chi tiết và bảo đảm có sự kết nối giữa các phần. Nên nhấn mạnh, khai thác nhiều hơn các chi tiết tưởng tượng, hư cấu, kì ảo.
- Có thể bổ sung các yếu tố miêu tả, biểu cảm để tả người, tả vật hay thể hiện cảm xúc của nhân vật.
c. Các bước cơ bản:
- Chọn ngôi kể và đại từ tương ứng.
- Chọn lời kể phù hợp.
- Ghi những nội dung chính của câu chuyện, lập dàn ý
d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm: Viết bài văn nhập vai nhân vật Tấm kể lại truyện Tấm Cám.
e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết: Đảm bảo tính chuẩn xác của cốt truyện,…
* Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm
a. Mục đích: Thể hiện được ý kiến, quan điểm riêng đối với một vấn đề đang được xã hội quan tâm.
b. Yêu cầu:
- Nêu được hiện tượng (vấn đề) cần bàn luận.
- Thể hiện được ý kiến của người viết.
- Dùng lý lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc
c. Các bước cơ bản: Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý
d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm: xử lý rác thải nhựa
e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết: Tìm hiểu kĩ về hiện tượng đó,…
* Viết biên bản một cuộc họp, cuộc thảo luận
a. Mục đích: Nắm bắt được đầy đủ, chính xác điều đã diễn ra.
b. Yêu cầu: Đúng với thể thức của một biên bản thông thường.
c. Các bước cơ bản: Viết phần mở đầu, phần chính, viết chi tiết nội dung cuộc họp, thuật lại đầy đủ các ý kiến bàn luận, ghi kết luận nội dung của người chủ trì, thời gian kết thúc buổi họp, buổi thảo luận
d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm: Đại hội chi đoàn của lớp em.
e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết: Lưu ý hình thức trình bày chuẩn mực,…
* Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc
a. Mục đích: Chia sẻ, nhìn nhận vấn đề được nêu từ cuốn sách.
b. Yêu cầu:
- Nêu được tên sách, tác giả.
- Nêu được hiện tượng đời sống gợi từ sách.
- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để làm rõ hiện tượng.
c. Các bước cơ bản: Lựa chọn đề tài, tìm ý, lập dàn ý.
d. Các đề tài cụ thể mà em muốn viết hoặc có thể viết thêm: Bảo vệ môi trường qua Trái Đất – cái nôi của sự sống,…
e. Những kinh nghiệm mà em tự rút ra được khi thực hiện viết: Đọc kĩ cuốn sách, hiểu rõ nội dung,…
3 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
- Nội dung thực hành nói và nghe:
+ Kể lại một truyền thuyết.
+ Kể lại một truyện cổ tích bằng lời một nhân vật.
+ Trình bày ý kiến về một hiện tượng (vấn đề) mà em quan tâm.
+ Thảo luận về giải pháp khắc phục nạn ô nhiễm môi trường.
+ Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã học.
- Sự giống và khác nhau về mục đích của hoạt động nói ở các bài:
+ Giống nhau: Rèn luyện khả năng nói, thuyết trình cho các em, rèn luyện kỹ năng viết về các kiểu bài khác nhau. Gắn liền với nội dung của bài học.
+ Khác nhau: Mỗi kiểu bài có một phương thức, đặc điểm về cách viết, cách thuyết minh, trình bày.
4 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Bài |
Kiến thức tiếng Việt |
Chuyện kể về những người anh hùng |
- Dấu chấm phẩy: thường được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một chuỗi liệt kê phức tạp. VD: Én bố mẹ tấp nập đi, về, mải mốt mớm mồi cho con; én anh chị rập rờn bay đôi; én ra ràng chấp chới vỗ cánh bên rìa hốc đá. (Hà My, Hang Én) |
Khác biệt và gần gũi |
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, có thể được đặt ở đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu, nhưng phổ biển ở đầu câu. Tác dụng nêu thông tin (thời gian, địa điểm, mục đích, cách thức,…) của sự việc được nói đến trong câu và có chức năng liên kết câu trong đoạn. VD: Ngày mai, bố sẽ đưa gia đình đi chơi. |
Trái Đất – ngôi nhà chung |
- Từ mượn là từ có nguồn gốc từ một ngôn ngữ khác. Tiếng Việt từng vay mượn nhiều từ của tiếng Hán và tiếng Pháp. Hiện nay có xu hướng vay mượn nhiều từ của tiếng Anh. → Trong sự tiếp xúc, giao lưu ngôn ngữ giữa các dân tộc nên vay mượn để làm giàu vốn từ của mình. VD: Các-bon, ô-xi, phu thê,… |
5 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2):
Luyện tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, nói và nghe theo hướng dẫn của giáo viên.