Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Ngắn nhất Soạn văn 6 Kết nối tri thức
Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc - Kết nối tri thức
Với soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống được gợi ra từ cuốn sách đã đọc ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 6 Kết nối tri thức với cuộc sống giúp bạn dễ dàng soạn văn 6.
1. Trước khi nói
a. Chuẩn bị nội dung nói
- Lựa chọn vấn đề: Cô bé bán diêm – sự thờ ơ, vô cảm.
- Tìm ý:
+ Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
+ Kết thúc truyện để lại cho em ấn tượng nhất.
+ Thông qua kết thúc truyện, tác giả lên án sự thờ ơ, vô cảm của xã hội.
+ Ý kiến: Chúng trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.
+ Thay đổi bản thân, lan tỏa yêu thương.
- Sắp xếp:
+ Sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Thờ ơ, vô cảm trở thành một vấn đề xã hội mà mọi người quan tâm và suy nghĩ. Nó dường như trở nên phổ biến và càng nhanh chóng phát triển.
Người đáng lên án đầu tiên đó chính là cha của cô bé, một người cha tàn ác, nhẫn tâm, không thể lo nổi cho con mình còn bóc lột, hành hung cô bé một cách tàn nhẫn. Đó chính là sự tha hóa, bang hoại về đạo đức con người.
Không chỉ vậy, chính xã hội cũng thơ ơ, vô cảm với em. Họ không thể mua cho cô bé lấy nổi 1 bao diêm hay cho cô bé bất cứ một thứ gì mà chỉ quan tâm đến bản thân mình. Khi thấy xác cô bé bên đường, sự vô tâm lại càng khiến ta tức giận khi họ chỉ buông một câu xanh rờn “Chắc nó muốn sưởi ấm!”.
→ Lên án, tố cáo sự thơ ơ, vô tâm, vô cảm của một lớp người trong xã hội.
+ Chúng ta phải biết đồng cảm, thương xót trước số phận bất hạnh. Đồng cảm với những ước mơ, khát khao giản dị, chân thành của con người nhỏ bé.
b. Tập luyện
2. Trình bày bài nói
An-đéc-xen đã không dùng đôi cánh tưởng tượng để thoát li mà cúi sát xuống hiện thực khốc liệt của cuộc sống, để cảm thông và yêu thương những số phận bất hạnh, để nhận ra và trân trọng những ước mơ trong sáng, thánh thiện của con người. Ta thấy rõ được sự thờ ơ, vô cảm qua tác phẩm Cô bé bán diêm của An-đéc-xen.
Vô cảm chính là thái độ sống lạnh nhạt, thờ ơ đối với cuộc sống, với những người ở xung quanh chúng ta. Bản thân chúng ta không quan tâm, không có trách nhiệm đối với chính bản thân mình và với người khác. Hiện nay khi đất nước ngày càng phát triển thì vô cảm càng dễ dẫn đến thành một loại bệnh. Cần phải tìm “phương thuốc” để chữa trị, xích gần hơn nữa tình cảm giữa người với người, phương pháp ấy sẽ xóa bỏ được lối sống lãnh đạm, thờ ơ này ở con người trong xã hội này. Căn bệnh vô cảm khi đã tồn tại trong con người thì sẽ ăn sâu, bám rễ không chịu buông. Mỗi người cần có cách thức, có phương pháp để hạn chế căn bệnh nguy hiểm có thể ăn mòn trái tim của mỗi người.
Truyện của An-đéc-xen khép lại nhưng lòng người đọc vẫn không nguôi băn khoăn, trăn trở, day dứt suy nghĩ về con người, cuộc đời, về tình người, tình đời. Nhà văn không né tránh hiện thực nghiệt ngã. Cô bé có tâm hồn trong sáng, thánh thiện ấy đã chết, chết trong chính đêm giao thừa, trong cái đói, cái rét hành hạ. Một năm mới sang hứa hẹn những khởi đầu mới nhưng cô bé đã kết thúc cuộc hành trình của mình tại chính ngưỡng cửa của năm mới. Chẳng có cơ hội, chẳng có tương lai nào cho em. Trước khi chết vì đói, vì rét, em đã chết vì chính sự lạnh lùng, vô cảm, tàn nhẫn, ích kỉ của con người. Em không dám về nhà vì sợ những lời chửi mắng, đánh đập của bố, em trơ trọi, bơ vơ, tuyệt vọng chống chọi với cái giá rét trước ánh mắt vô cảm, thờ ơ của những người qua đường, em cô đơn, buồn tủi khi mọi người vui vẻ, hân hoan đón chào năm mới, em nằm đó trong những lời đàm tiếu vô tâm của mọi người. Em từ giã cõi đời, giã từ cuộc sống vì không ai thương em, không ai che chở, bảo vệ em. Cái chết của em mãi để lại nỗi xót thương, niềm day dứt như một câu hỏi ám ảnh trong lòng mỗi người: làm sao để không bao giờ trên mặt đất này còn có những trẻ em bất hạnh như cô bé bán diêm ?
Truyện nhẹ nhàng, dung dị nhưng đặt ra những vấn đề vô cùng sâu sắc, thể hiện giá trị nhân văn cao đẹp qua tấm lòng yêu thương, trân trọng con người của nhà văn. Cái kết truyện như một câu hỏi đầy day dứt, như một lời đề nghị nhà văn gửi tới độc giả nhiều thế hệ, ở mọi phương trời về cách sống, về thái độ, tình cảm đối với những người xung quanh, nhất là những mảnh đời bất hạnh.
3. Sau khi nói