Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 73 Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức
Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 73 Tập 2 Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.
Soạn bài Củng cố và mở rộng lớp 7 trang 73 Tập 2
Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những trải nghiệm trong cuộc sống giúp con người nhận thức được về thế giới và bản thân, từ đó hiểu được bản thân, hiểu được tấm bản đồ - mục đích của riêng mình.
Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Những điểm giống nhau và khác nhau về cách nêu ý kiến, cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng giữa hai văn bản Bản đồ dẫn đường và Hãy cầm lấy và đọc:
- Giống nhau: Đều lần lượt triển khai nội dung theo trình tự: đưa ra ý kiến, sau đó là lí lẽ và bằng chứng.
- Khác nhau: Bằng chứng trong văn bản Hãy cầm lấy và đọc cũng có thể xem là lí lẽ.
Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Sách là một phương tiện để lưu giữ thông tin, tri thức của biết bao nhiêu thời đại. Nội dung trong sách là những kinh nghiệm, bài học bổ ích cho con người. Con người hằng ngày vẫn phải học tập không ngừng để bổ sung sự hiểu biết, phục vụ cho cuộc sống của mình. Chúng ta có thể học từ thầy cô, bạn bè và cả từ sách. Sách là một người thầy nhưng cũng là một người bạn. Thầy của ta không thể đi cùng ta cả đời. Bạn của ta cũng vậy. Chỉ có sách là ta có thể đem bên mình trên mỗi hành trình. Sách chính là một sự chỉ dẫn, một sự đồng hành, an ủi. Sách, chính là người bạn đường thân thiết của con người.
Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
Dàn ý:
1. Mở đầu: Giới thiệu về câu nói trong văn bản Bản đồ dẫn đường được chọn làm đề tài.
2.Thân bài:
- Nêu lí do lựa chọn câu nói làm chủ đề cho bài nói.
- Khẳng định sự tán thành với câu nói.
- Chứng minh:
+ Những điều xấu xa thường ở trong bóng tối (kẻ trộm, vi phạm pháp luật,...), các chú công an phải đi vào "bóng tối" mới có thể bảo vệ được bình yên cho người dân.
+ Đối với bản thân mỗi người: Để trả lời cho câu hỏi: "Tôi là ai? Tôi thích gì? Tôi muốn trở thành gì?" không thể tìm kiếm đáp án ở bên ngoài. Người khác có thể cho ta một câu trả lời hay gợi ý. Nhưng câu trả lời đó chỉ đúng khi tự ta cũng thấy nó hợp lí, tự ta thuyết phục được bản thân. Nghĩa là, ta vẫn phải đi vào "bóng tối" của nội tâm, soi xét và tìm ra câu trả lời.
3. Kết luận:
- Có những câu trả lời cần tìm ngoài ánh sáng, mà không thể tìm trong bóng tối; Nhưng cũng có những câu trả lời bắt buộc chỉ có thể tìm được trong bóng tối.
- Kêu gọi mỗi người tự tin đi vào "bóng tối" của bản thân mình.
Câu 5 (trang 73 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):
* Chọn đọc văn bản 1 về vấn đề học ngoại ngữ từ những áp lực: GS Việt từng đàm phán 60 tỷ USD: 'Tự học ngoại ngữ từ những áp lực'. (https://vietnamnet.vn/gs-viet-tung-dam-phan-60-ty-usd-tu-hoc-ngoai-ngu-t...)
- Lí lẽ 1: Tự học ngoại ngữ từ những áp lực
+ Dẫn chứng tự học tiếng Pháp: xuất phát từ lòng tự ái, luyện tập kể chuyện tiếu lâm trước gương.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Anh: xuất phát từ việc không muốn người Anh đứng “tay trên” mình.
+ Dẫn chứng tự học tiếng Việt: xuất phát từ mong muốn truyền đạt kiến thức cho sinh viên Việt Nam tốt nhất nên học tiếng Việt mọi lúc mọi nơi, vừa viết, vừa đọc, vừa tra từ điển, vừa học từ chính sinh viên của mình.
- Lí lẽ 2: Hai phương pháp học ngoại ngữ: lấy áp lực hoặc tình yêu làm động lực.
+ Dẫn chứng lấy tình yêu làm động lực: Học từ động lực tình yêu thông qua các bài hát.
+ Dẫn chứng lấy áp lực làm động lực: Người Pháp cũng không giỏi hơn người Việt khi học tiếng Anh.
- Lí lẽ 3: Tự học chiếm 90% sự học.
+ Dẫn chứng: Dẫn chứng từ chính cuộc đời GS Phan Văn Trường.
* Chọn đọc văn bản 2: Hiểu đúng về tục kéo vợ (https://vietcetera.com/vn/hieu-dung-ve-tuc-keo-vo?fbclid=IwAR39bipwXG8ZS...). Nội dung của văn bản này đã được triển khai như sau:
- Nêu hiện tượng: Một thanh niên "kéo" một cô gái trẻ. Cô gái vùng vẫy, khóc lóc. Câu chuyện ết thúc khi có sự can thiệp của công an địa phương.
- Lí lẽ 1: "Kéo vợ" là một thực hành văn hóa có ý nghĩa phức tạp.
+ Bằng chứng 1: Trả lời phỏng vấn của hai nhà nhân học là Hoàng Cầm và Trường Giang. Họ đã lí giải kéo vợ đã tồn tại lâu đời trong văn hóa của người Mông các tỉnh phía Bắc, phong tục này có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống hôn nhân của người địa phương.
+ Bằng chứng 2: Miêu tả cụ thể một hoạt động kéo vợ và ý nghĩa của hoạt động kéo vợ: "Việc chàng trai kéo cô gái về nhà không hề có sự cưỡng ép tới từ người đàn ông. "
- Lí lẽ 2: Những định kiến về tục kéo vợ đầu tiên xuất phát từ cách nhìn của người ngoài văn hóa Mông.
Bằng chứng: Nếp sống hàng ngày của người dân tộc thiểu số thường có xu hướng bị ảnh hưởng bởi sự phán xét từ nhóm người "văn minh hơn".
- Phần kết luận, tác giả đã khẳng định kéo vợ là một nét đẹp văn hóa cần được hiểu đúng và kêu gọi cộng đồng nên có sự tôn trọng văn hóa của các tộc người.