X

Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) - Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề) Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận về một vấn đề trong đời sống (thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, một cách hiểu khác về vấn đề)

Trong cuộc sống, trước một vấn đề thường có những ý kiến khác nhau, trong đó có thể có ý kiến ta không đồng tình. Biết tán thành với ý kiến đúng thì cũng cần biết phản đối với ý kiến sai. Nhiều trường hợp, sự phản đối được thể hiện bằng bài văn nghị luận. Để việc phản đối có sức thuyết phục, người viết văn nghị luận cần đưa ra ý kiến rõ rang, lí lẽ sắc bén, dẫn chứng tiêu biểu, xác thực dựa trên những tiêu chuẩn chân lí được thừa nhận rộng rãi.

* Yêu cầu đối với bài văn nghị luận thể hiện ý kiến phản đối một quan niệm, cách hiểu khác về một vấn đề trong đời sống:

- Nêu được vấn đề, làm rõ thực chất của vấn đề.

- Trình bày rõ rang ý kiến phản đối cảu người viết về một quan niệm, cách hiểu khác.

- Đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để chứng tỏ ý kiến phản đối là hoàn toàn có cơ sở.

* Phân tích bài viết tham khảo

- Nêu vấn đề nghị luận: Tôi chỉ làm việc lớn, việc nhỏ là việc vô nghĩa, tôi không thích làm.

- Thể hiện ý kiến không đồng tình với quan niệm: Câu nói đó đã bộc lộ môt quan điểm khó chấp nhận.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ nhất cảu quan niệm:

+ Hiểu thế nào là việc lớn, việc nhỏ, việc vô nghĩa.

+ Việc lớn đối với học sinh là gì?

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối khía cạnh thứ hau cảu quan niệm

+ Những việc nhỏ chúng ta cần phải làm là gì? đưa ra kết luận: nói như thế để biện minh cho sự lười nhác.

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng để thể hiện sự phản đối ở khía cạnh thứ ba của quan niệm

+ việc nhỏ có phải việc vô nghĩa không?

+ Dẫn ra câu chuyện của người nổi tiếng.

- Nêu tác động khôn tốt cảu quan niệm: Cản trở chúng ta thể hiện trách nhiệm trước tập thể, cộng đồng mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của bản thân.

* Thực hành viết theo các bước

1. Trước khi viết

a. Lựa chọn đề tài

b. Tìm ý

c. Lập dàn ý

2. Viết bài

3. Chỉnh sửa bài viết

Bài viết tham khảo: 

Bạo lực học đường - vấn đề cần lên án

Trong một buổi sinh hoạt chuyên đề chúng tôi được cô giáo yêu cầu thảo luận về vấn đề bạo lực học đường. Gần đây, một số học sinh trong trường để thể hiện mình là người lớn đã thường sử dụng những hành vi bạo lực để bắt nạt các em khối dưới. Tôi thật sự không đồng tình với suy nghĩ đó của các bạn.

Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lưc học đường là gì, tại sao bạo lực học đường lại đáng bị lên án.

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thất về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học. Đối tượng chủ yếu của bạo lực học đường là những bạn học sinh đang còn ngồi trên ghế nhà trường. 

Bạo lực học đường có rất nhiều loại như gây gổ đánh nhau với bạn bè, anh chị, các em học sinh trong trường; chửi bới, làm nhục, lăng mạ nhau chỉ vì những nguyên nhân hết sức nhỏ nhặt như không ưa nhau, nó giàu hơn mình hay nó giỏi hơn mình,… Bên cạnh đó, chỉ vì những câu thách thức, muốn thể hiện bản thân mà các bạn học sinh đã lập ra những nhóm bạn đánh nhau, hội đồng nhau, thậm chí sử dụng cả hung khí nguy hiểm. Thêm vào đó, việc học sinh đi học không hiểu bài, bị cô giáo phạt hay cho điểm thấp, thậm chí bị giáo viên chửi mắng, ghi sổ đầu bài,… làm thái độ các bạn khó chịu, từ đó xảy ra tình trạng cố ý không nghe lời, làm trái lời giáo viên dẫn đến tình trạng mâu thuẫn ngày càng gay gắt hơn và có thể dẫn tới những hệ lụy lớn hơn như chửi bới nhục mạ giáo viên hay giáo viên gay gắt với học sinh hơn. Những hành động đó vô tình khiến con người trở nên mất tình người, làm tổn hại đến tinh thần hay thậm chí là sức khỏe của con người.

Những hậu quả mà bạo lực học đường mang lại rất khôn lường. Đối với những bạn là nạn nhân của bạo lực học đường thì nó gây ra những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Có những vụ bạo lực học đường hậu quả nhẹ thì chỉ chửi nhanh, đánh nhau xây xát nhẹ, nặng thì bị thương, nhập viện. Bên cạnh đó nó còn gây tổn hại đến những người thân, gia đình, bạn bè của người bị hại như gia đình lo lắng, tốn thời gian giải quyết những hành vi các bạn gây ra, tốn tiền chăm nuôi, thuốc men, khám chữa khi bị thương,… Ngoài ra tình trạng này còn gây ra tính bất ổn trong xã hội, tạo sự bất an lo lắng cho cả gia đình của người gây ra hành vi và người bị hại, tạo ra tâm lí lo sợ cho các bạn học sinh khác trong trường và cả giáo viên trong trường. Khi ra ngoài phạm vi gia đình, trường học thì các em cũng sẽ tạo nên những tiếng xấu khiến mọi người bàn tán, xa lánh, tạo tâm lí bất an cho mọi người. Đối với những người gây ra bạo lực, những hành vi này sẽ khiến cho con người phát triển không toàn diện về cả đạo đức lẫn kiến thức văn hóa. Những hành vi bạo lực như vậy sau này không sớm thì muộn cũng trở thành những mầm mống của tội ác, gây ra những hành động mất hết tính người ở cả phạm vi gia đình, nhà trường và xã hội. Từ đó có thể làm hỏng tương lai của chính mình, trở thành những con người gây nguy hại cho xã hội. Những người như vậy thường sẽ bị mọi người lên án, căm ghét, xa lánh khiến các em rơi vào tình trạng bị cô lập, gây nên những hậu quả khó lường được.

Như vậy thì bạo lực học đường là vấn đề đáng bị lên án, chúng ta phải ngăn chặn tất cả những hành vi bắt nạt, cậy có người bảo kê,… để giữ môi trường lớp học trường học văn minh

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: