X

Soạn văn 7 Kết nối tri thức

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 2 - Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức


Haylamdo biên soạn và sưu tầm soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 2 Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức ngắn gọn nhất nhưng đủ ý sẽ giúp các bạn dễ dàng soạn bài môn Ngữ văn 7.

Soạn bài Thực hành tiếng Việt lớp 7 trang 41 Tập 2

* Dấu câu

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Công dụng của dấu chấm lửng trong các trường hợp:

a. Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.

b. Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ có sắc thái hài hước: từ việc phân tích hết sức khoa học để đi đến một kết luận không về khoa học mà về tính mạng của những người đang nói.

c. - Dấu chấm lửng (1) phối hợp với dấu phẩy ngầm cho biết nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

- Dấu chấm lửng (2) thể hiện lời nói bỏ dở, ngập ngừng, ngắt quãng.

Câu 2 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Một câu có dấu chấm lửng trong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ với công dụng làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung hài hước: "Chẳng qua chỉ là cái... ổ voi thôi mà!".

Câu 3 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Công dụng của dấu ngoặc kép trong các câu (a) và (b) là đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt.

Câu 4 (trang 42 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) về một nội dung được gợi ra từ văn bản “Đường vào trung tâm vũ trụ”, trong đó có sử dụng dấu chấm lửng.

Đoạn văn tham khảo:

Sau khi đọc xong văn bản Đường vào trung tâm vũ trụ, tôi đã tưởng ra một thế giới diệu kì ở tâm Trái Đất. Ở thế giới đó có tất cả các loài động vật từ xa xưa, từ cổ tích cho đến nay. Đó là những con khủng long, là người cá, chuồn chuồn,... Tôi ước gì mình cũng có thể biết cách để có được "bước nhảy không gian". Khi đó tôi có thể đi bất cứ đâu mà mình muốn.

Xem thêm các bài Soạn văn 7 Kết nối tri thức hay, ngắn gọn khác: