Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông - ngắn nhất Cánh diều
Soạn bài Thực hành đọc hiểu: Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông trang 67, 68, 69, 70 ngắn nhất mà vẫn đủ ý được biên soạn bám sát sách Ngữ văn lớp 9 Cánh diều giúp học sinh soạn văn 9 dễ dàng hơn.
Soạn bài Vườn quốc gia Tràm Chim - Tam Nông - Cánh diều
1. Chuẩn bị
Yêu cầu (trang 66 sgk Ngữ văn 9 Tập 1):
- Đọc trước văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông và tìm hiểu thêm thông tin về những danh lam thắng cảnh ở Nam Bộ.
- Nếu được đi thăm Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông, em muốn biết những thông tin gì?
- Em có biết một địa danh nào tương tự như Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông không?
Trả lời:
- Những danh lam thắng cảnh ở Nam Bộ:
+ Đảo Phú Quốc còn được mệnh danh là Đảo Ngọc- Đây là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam. Đảo Phú Quốc có diện tích 567km2 dài 49km với khí hậu mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa và được chia làm 2 mùa rõ rệt.
+ Chợ Nổi Ngã Bảy là chợ nổi thuộc xã Ngã Bảy được hình thành từ năm 1915. Đây là chợ nổi rất nổi tiếng của tỉnh Hậu Giang- là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá của cư dân miền sông nước đồng bằng Sông Cửu Long.
+ …
2. Đọc hiểu
* Nội dung chính: Văn bản giới thiệu cho người đọc cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, thanh bình của vườn quốc gia Tràm Chim. Đồng thời, văn bản giúp chúng ta biết thêm được những thông tin về loài sếu cổ trụi đầu đỏ.
* Trả lời câu hỏi giữa bài:
Câu 1 (trang 66 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn mở đầu cho biết thông tin gì?
Trả lời:
Đoạn mở đầu cho biết thông tin: Vườn quốc gia Tràm Chim thuộc huyện Tam nông – tỉnh Đồng Tháp, là khu rừng có nhiều chim sinh sống.
Câu 2 (trang 66 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý các loài sinh vật ở đây.
Trả lời:
- Thực vật: súng, lúa ma, lác, năng…
- Động vật: trăn, rắn, lươn, rùa.
- Các loại cá đồng.
- …
Câu 3 (trang 67 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tại sao sếu đầu đỏ được tập trung nói nhiều ở văn bản này?
Trả lời:
Sếu đầu đỏ được tập trung nói nhiều ở văn bản này vì loài này có nhiều ở Tràm Chim.
Câu 4 (trang 67 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chim hạc biểu tượng cho điều gì?
Trả lời:
Chim hạc biểu tượng cho sức mạnh, sự trường tồn và lòng thuỷ chung.
Câu 5 (trang 67 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Vì sao có hiện tượng sếu biến mất và xuất hiện?
Trả lời:
- Sự biến mất: do sự di dân ồ ạt của con người và chiến tranh kéo dài làm cho hệ sinh thái thay đổi.
- Sếu xuất hiện: Tam Nông là vùng đất tự nhiên đảm bảo được sự cân bằng sinh thái cho loài sếu sinh sống.
Câu 6 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Chú ý đặc điểm sinh học của sếu đầu đỏ.
Trả lời:
- Sếu đầu đó màu lông xám nhạt, phơn phớt xanh màu ngọc trai, đầu và một phần cổ trụi lông, da đỏ sẫm. Sếu cao từ 1,5 đến 1,6 mét, lúc trưởng thành có thể nặng từ 10 đến 15 ki-lô-gam.
Câu 7 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Tìm hiểu nghã của từ “luân vũ”.
Trả lời:
- “Luân vũ” có nghĩa là điệu múa vòng tròn.
Câu 8 (trang 68 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Đoạn kết nêu vấn đề gì?
Trả lời:
Đoạn kết nêu vấn đề: Bảo vệ loài sếu đầu đỏ quý hiếm được coi là khẩn thiết.
* Trả lời câu hỏi cuối bài:
Câu 1 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Nhan đề Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông cho em biết những thông tin gì? So với hai văn bản Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ và Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du, cách đặt nhan đề bài viết này có gì khác?
Trả lời:
- Nhan đề Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông cho cho chúng ta biết: tên và vị trí của vườn quốc gia.
- So với hai văn bản Vịnh Hạ Long: một kì quan thiên nhiên độc đáo và tuyệt mĩ và Khám phá kì quan thế giới: thác I-goa-du, cách đặt nhan đề bài viết này có bổ sung thêm địa điểm của danh lam thắng cảnh.
Câu 2 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Xác định nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản. Thử đặt tên đề mục cho mỗi phần?
Trả lời:
- Nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản:
1. Giới thiệu chung về vườn quốc gia Tràm Chim.
2. Giới thiệu về loài sếu đầu đỏ.
3. Sự xuất hiện và biến mất của loài sếu đầu đỏ.
4. Những đặc điểm sinh học và tập tính của sếu đầu đỏ.
5. Giá trị của sếu đầu đỏ và sự bảo tồn loài sếu đầu đỏ.
Câu 3 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Phân tích đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh thể hiện ở văn bản trên. Chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản này.
Trả lời:
- Đặc điểm của văn bản thông tin giới thiệu một danh lam thắng cảnh thể hiện ở văn bản trên:
+ Trình bày theo trật tự không gian.
+ Nêu lên nhan đề: Tràm Chim – Tam Nông
+ Tập trung vào làm nổi bật vẻ đẹp, giá trị của vườn quốc gia Tràm Chim
+ Cấu trúc: Có đầy đủ 3 phần.
+ …
- Mối quan hệ giữa đặc điểm với mục đích của văn bản này: từ đặc điểm của văn bản, ta có thể thấy mục đích của người viết là làm nổi bật giá trị của vườn quốc gia Tràm Chim, đặc biệt là sếu đầu đỏ; hướng tới việc kêu gọi bảo vệ sự cân bằng và đa dạng sinh thái.
Câu 4 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Dựa vào văn bản, em hãy phân tích giá trị nổi bật của sếu đầu đỏ ở Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông.
Trả lời:
Giá trị nổi bật của sếu đầu đỏ:
- Là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ
- Là đối tượng của các nhà nghiên cứu sinh học.
- …
Câu 5 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Trong những thông tin từ văn bản Vườn quốc gia Tràm Chim – Tam Nông em thích nhất thông tin nào? Vì sao?
Trả lời:
- Em thích nhất thông tin nói về đặc điểm của sếu đầu đỏ vì nó giúp em hình dung được hình dáng, màu sắc… của loài sếu đầu đỏ.
Câu 6 (trang 69 sgk Ngữ văn 9 Tập 1): Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở Việt Nam.
Trả lời:
* Giới thiệu về danh lam thắng cảnh Vịnh Hạ Long:
- Vịnh Hạ Long (vịnh nước nơi rồng đáp xuống) là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ Tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam.
- Vịnh Hạ Long bao gồm vùng biển đảo thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần của huyện đảo Vân Đồn.
- Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553km² bao gồm 1.960 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của Vịnh có diện tích 334km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo.
- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới năm 1994.
- Vùng di sản trên vịnh Hạ Long được thế giới công nhận (vùng lõi) có diện tích 434 km², như một hình tam giác với ba đỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía Tây), hồ Ba Hầm (phía Nam) và đảo Cống Tây (phía Đông), bao gồm 775 đảo với nhiều hang động, bãi tắm.
- Các đảo ở vịnh Hạ Long có hai dạng là đảo đá vôi và đảo phiến thạch, tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long. Theo thống kê của ban quản lý vịnh Hạ Long, trong tổng số 1.969 đảo của vịnh Hạ Long có đến 1.921 đảo đá với nhiều đảo có độ cao khoảng 200 m.