Top 10 Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu
Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 10 đoạn văn Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Dàn ý Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 1)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 2)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 3)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 4)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 5)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 6)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 7)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 8)
- Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong Cảm xúc mùa thu (mẫu 9)
Top 10 Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu (hay nhất)
Đề bài: Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) để làm rõ tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ Cảm xúc mùa thu.
Dàn ý Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu
1. Mở đoạn:
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm.
2. Thân đoạn:
- Phân tích tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương được thể hiện trong bài thơ.
3. Kết đoạn:
- Khẳng định tình cảm yêu quê hương của Đỗ Phủ.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 1
Tình cảm thương nhớ quê hương được tác giả thể hiện sâu sắc, cụ thể qua bốn câu thơ cuối cùng. Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ, gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương. Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa.“Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê, “hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương. Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới. Như vậy việc sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 2
Cảm xúc mùa thu là một bức tranh thiên nhiên mùa thu mang theo tâm trạng buồn của nhà thơ Đỗ Phủ. Như Nguyễn Du nó “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, bức tranh mùa thu qua con mắt của Đỗ Phủ mang theo tâm trạng của tác giả trở lên hiu hắt, quạnh quẽ khiến người đọc có chút thê lương, thương xót cho số phận của tác giả. Một người đang sống một cuộc sống lưu lạc, tha hương, nhớ quê nhà, lo lắng cho đất nước loạn lạc, những dòng tâm trạng ấy đã đi vào cảnh vật và theo lời thơ của tác giả mà tuôn ra. Vì vậy, khi đọc bài thơ, người đọc không chỉ thấy hay mà còn cảm thông trước hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi, buồn đau của tác giả - một con người luôn mong muốn được hồi hương dù chỉ một lần trong quãng đời còn lại.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 3
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thờ loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 4
Trong những tháng ngày chạy loạn, phiêu bạt ở Quỳ Châu, Đỗ Phủ đã sáng tác bài thơ "Cảm xúc mùa thu" để bày tỏ tình cảm sâu kín của mình với quê hương. Khung cảnh thiên nhiên mùa thu hiện lên trong tác phẩm vô cùng ảm đạm, hiu hắt với hình ảnh của "sương trắng", "rừng phong", "hơi thu hiu hắt", "sóng vọt tận lưng trời", "mây sa sầm giáp mặt đất". Qua đó, nhà thơ bày tỏ cảm xúc buồn, cô đơn của tác giả trước cảnh vật.Nhà thơ không thể nào ngăn giọt lệ tuôn rơi khi nhìn thấy khóm cúc nở hoa hai lần và con thuyền lẻ loi. Hình ảnh "khóm cúc nở hoa hai lần" tương ứng với hai năm xa nhà của tác giả. Trong khi đó, hình ảnh "con thuyền lẻ loi" lại gợi lên sự lưu lạc, trôi nổi của thi nhân. Đứng trước khung cảnh sinh hoạt của con người đang rộn rã dao thước may áo và tiếng dồn dập của chày nện vải càng làm cho nỗi nhớ nhà của thi nhân trở nên khắc khoải hơn.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 5
Trong bài thơ "Cảm xúc mùa thu", Đỗ Phủ đã bày tỏ nỗi niềm thương nhớ quê hương sâu sắc. Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh Đỗ Phủ đang cùng gia đình chạy loạn, sống những tháng ngày khốn khó, phiêu bạt tại Quỳ Châu. Bài thơ đã miêu tả bức tranh thiên nhiên nơi núi rừng ảm đạm, hiu hắt và bức tranh sinh hoạt của con người trong mùa thu, qua đó kín đáo bộc lộ nỗi niềm của tác giả. Nhà thơ nhìn thấy khóm cúc nở hoa hai lần và con thuyền khiến cho nước mắt tuôn rơi. Đứng trước cảnh nhà nhà rộn ràng dao thước may áo rét, tiếng chày nện vải dồn dập càng khiến cho thi nhân càng nhớ nhà hơn. Nỗi lòng của Đỗ Phủ là nỗi lòng của người con lưu lạc xứ người đang hướng về chốn cũ. Đây là tiếng lòng của một người con tràn ngập tình yêu đối với quê hương.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 6
"Cảm xúc mùa thu" là bài thơ bày tỏ trực tiếp nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương sâu thẳm của nhà thơ Đỗ Phủ trong những tháng ngày sống phiêu bạt, khốn khó tại Quỳ Châu. Thông qua việc miêu tả bức tranh thiên nhiên núi rừng hoang vu, hiu hắt ("Ngọc lộ điêu thương phong thụ lâm,/ Vu Sơn, Vu giáp khí tiêu sâm,...) và khung cảnh sinh hoạt rộn rã của con người trong mùa thu ("Hàn y xứ xứ thôi đao xích, Bạch Đế thành cao cấp mộ châm."), Đỗ Phủ bày tỏ nỗi buồn da diết và tình yêu quê hương mãnh liệt của mình. Tác phẩm không chỉ thể hiện nỗi niềm của cá nhân nhà thơ mà nó còn đại diện cho rất nhiều con người đang sống trong bối cảnh xã hội với nhiều biến cố. Qua bài thơ, ta thấy được nhà thơ Đỗ Phủ mang trong mình tình yêu chân thành với quê nhà, tác giả nhìn về quê hương bằng cái nhìn đau đáu của một người con xa xứ.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 7
Cảm xúc mùa thu không chỉ vẽ nên một bức tranh thu giàu chất gợi hình mà còn gợi lên trong ta một nỗi niềm sâu kín. Mượn hình ảnh của thiên nhiên để nói lên tâm trạng của mình, đó là nỗi lo âu thế sự, nỗi nhớ quê hương cùng nỗi cô đơn, lạnh lẽo của tác giả. Tác giả như đang khắc họa bức tranh của xã hội Trung Quốc đương thời loạn lạc, bất an, chao đảo. Nỗi buồn lạc lõng giữa thiên nhiên phải chăng cũng là nỗi chênh vênh lo lắng của tác giả trước thời cuộc. Nỗi nhớ quê hương tha thiết, dồn nén không thể giải tỏa được, đồng thời vẽ ra những hình ảnh quen thuộc về cuộc sống quê nhà khắc sâu tâm trạng lẻ loi, trầm lắng, u sầu vì nỗi mong nhớ trở về quê hương.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 8
Mùa thu là đề tài được rất nhiều thi sĩ chọn để viết lên tác phẩm của mình. Tiêu biểu có thi sĩ người Trung Quốc Đỗ Phủ cũng làm về đề tài này với bài “Thu hứng”. Tác phẩm vừa là bức tranh mùa thu ảm đạm, hắt hiu, vừa là bức thư nói lên tâm trạng của nhà thơ. Nhà thơ lo cho hiện trạng của đất nước đang lâm vào cảnh hỗn loạn, thương nhớ quê hương xa xôi và tự thương cho thân phận bất hạnh của mình ở xứ người. Qua những hình ảnh nhà thơ miêu tả về cảnh mùa thu, đã giúp chúng ta thấy được Đỗ Phủ là một thi sĩ xuất sắc không chỉ phạm vi nổi tiếng ở Trung Quốc mà còn vang rộng ra thế giới. Bài thơ là nỗi lòng riêng tư của tác giả Đỗ Phủ nhưng cũng chan chứa tâm sự yêu nước, thương đời.
Tình cảm của Đỗ Phủ với quê hương trong bài thơ Cảm xúc mùa thu - mẫu 9
Tình cảm thương nhớ quê hương được tác giả thể hiện sâu sắc, cụ thể qua bốn câu thơ cuối cùng. Cúc là loài hoa của mùa thu, biểu tượng niềm vui và vẻ đẹp vậy mà nhìn nó lại nhỏ lệ, gợi một nỗi buồn sâu lắng của nhà thơ, nhìn hoa cúc nhớ về những mùa thu ở quê hương. Chữ “lệ” trong bài thơ rất khó phân biệt lệ của người hay của hoa. “Cố chu” con thuyền cô độc, khi nhìn thấy con thuyền nỗi lòng tác giả càng dâng trào, càng nhớ quê da diết. Hình ảnh con thuyền trôi nổi, lưu lạc, là phương tiện duy nhất nhà thơ gửi gắm ước nguyện về quê, “hệ cố viên tâm” rất đặc biệt như buộc chặt nỗi lòng con người với quê nhà nhờ con thuyền trôi về quê hương. Cảnh mọi người giặt áo cũ âm thanh tiếng chày đập vải nhộn nhịp trên sông để chuẩn bị cho mùa đông tới. Như vậy việc sử dụng không gian dài, rộng, vừa cao, sâu, thấp lên cao và từ cao xuống thấp và những phép ẩn dụ đặc sắc, đối xứng chặt chẽ. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ cảm xúc, dùng quá khứ nói hiện tại.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Bài thơ để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại điều đó.
- Em hãy chuyển các câu thơ tả cảnh mùa thu trong bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến thành một đoạn văn miêu tả (khoảng 8-10 dòng).
- Em hãy viết báo cáo kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thức thơ Đường luật qua một số bài thơ trung đại đã học.
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) miêu tả hình ảnh "trang nam nhi" với "hào khí Đông A" (hào khí thời Trần) trong bài thơ Tỏ lòng.
- Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) với câu chủ đề: Mùa thu trong thơ Nguyễn Khuyến luôn mang một nỗi buồn man mác như chính nỗi niềm của tác giả về đất nước, về thời cuộc. Giải thích cách sắp xếp trật tự từ ở một câu văn mà em đã viết.