X

Soạn văn lớp 10 Cánh diều

Top 20 Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em | Đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương


Haylamdo biên soạn và tổng hợp trên 20 đoạn văn Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết đoạn văn nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước hay hơn.

Top 20 Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em

Đề bài: Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 1

Lời ca của những người lính đảo xa cất lên sao mà mê đắm! Giữa mây trời lồng lộng, giữa gió và cát mang theo hơi mặn của biển khơi, giữa những tảng đá san hô, một sân khấu nhỏ được dựng lên. Đó là sân khấu của những ca sĩ vô cùng đặc biệt – mệnh danh là những ông sư của biển cả. Họ cất lên tiếng hát giữa những khó khăn, ác liệt nơi đây. Điệu hát của họ, khi thì dịu dàng say đắm, lúc lại tự hào, hào hùng cất lên, khiến người nghe không khỏi thổn thức. Bài hát của họ lãng mạn, hào hoa là thế, nhưng chất lính, sự kiên cường và dấn thân của người lính mới chính là vẻ đẹp cao cả về lòng yêu nước. Hát tình ca để khẳng định tình yêu thủy chung, khẳng định chủ quyền đất nước với biết bao khát vọng bình thường mà tạo hóa ban cho. Nhà thơ không nói hết, nhưng đó là tiếng nói phản kháng chiến tranh, là tiếng nói nhân văn sâu sắc. Cao hơn, hình tượng người lính đứng giữa trời nước bao la bảo vệ chủ quyền thiêng liêng cho Tổ quốc chính là trách nhiệm lớn lao, thiêng liêng không gì sánh được.

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 2

Hình ảnh cây tràm trong bài thơ “Đi trong hương tràm” có thể liên tưởng đến nỗi nhớ da diết của nhân vật trữ tình về tình yêu dành cho “em” trong bài thơ. Mỗi cảnh quan khác nhau đều có những loại cây và hoa đặc trưng có liên quan sâu sắc đến con người và vùng đất trong cảnh quan đó. Vì vậy, những người gắn liền với những hình ảnh thân thuộc, gần gũi và trìu mến của quê hương như hương tràm, hoa tràm, quả cầu và lá tràm thường cảm nhận được tình yêu trong sáng, sâu nặng và thủy chung. Tình yêu đôi lứa đã hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 3

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em".

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 4

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, hình tượng "tràm" (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ "em" vì bài thơ thể hiện tình yêu đôi lứa đẹp gắn liền nằm trong tình yêu quê hương, đất nước. Hình ảnh thân thuộc là cây tràm - loại cây thân thuộc ở miền sông nước. Giọng thơ của "Đi trong Hương Tràm" giống như lời độc thoại triền miên không dứt, xen lẫn những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết và cả nỗi buồn nhớ mênh mông nữa. Nỗi buồn ấy dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian, triền miên không giới hạn. Và tình yêu mộc mạc mà đắm say, quyến luyến đó được gắn liền với hình tượng cây tràm giản dị. Tóm lại, bài thơ đã thể hiện rất thành công hình tượng tràm luôn gắn liền với nỗi nhớ em, và tình yêu đôi lứa gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước.

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 5

Hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em, bởi mỗi lần "đi trong hương tràm" là mỗi lần hình bóng "em" lại ùa về trong nỗi nhớ của "anh". Bởi hương tràm luôn gắn bó với "em", nên nhìn cảnh lại nhớ đến người. Và dù "em" có xa "anh" vời vợi, nhưng chỉ cần một thoáng hương tràm cũng đủ để "ta bên nhau". Nỗi nhớ, tình yêu đã gắn kết những tâm hồn xa cách. Hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm.. chính là nhịp cầu nối những yêu thương. - Đoạn văn tham khảo: Đọc bài thơ “Đi trong hương tràm, ta cứ ngỡ bất cứ thứ gì liên quan đến “em” cũng trở thành Tràm. Tưởng như Tràm là em từ bao giờ rồi. Và bài thơ ngập trong hương tràm, lá tràm, gió tràm. Tràm chính là em, em có ở trong tràm. Không đắm say, không nhập tâm nhập thần cái hương tràm ấy thì làm sao mà từ bông hoa tràm trong vòm lá kia lại có thể thấy được một trời mây hương tràm tỏa bay như thế! Không gian thơ ở đây được phân định thành hai chiều không gian rõ ràng: Một chiều không gian thực tại với những cây tràm, bông tràm, lá tràm và “xa cách”, và “đổi hướng thay màu”, và “không trao anh nữa”, và thương đau… Một chiều không gian của tâm thức, tiềm thức với bóng tràm, với hương tràm, với mắt tràm, với mây tràm, với gió tràm, với “hy vọng”, với “cho ta bên nhau”… Chính vì cái không gian này nên cái ngọn gió của xứ Tháp Mười – xứ tràm – xứ em kia mới “thổi rất sâu” chứ không phải là thổi rất xa hay rất cao! Cái chiều thổi của gió là chiều của tâm hồn, chiều của nỗi nhớ, của tình yêu, của niềm hy vọng… Và có lẽ cũng bởi cái chiều không gian thứ hai này và cái chung tình của “anh” mà khiến cho cái không gian chung của bài thơ không ít mơ màng, hư ảo này bừng sáng lên trong từng câu chữ. Phải chăng đó mới chính là nỗi ám ảnh không chỉ vì mất một người yêu cụ thể, tan vỡ một mối tình cụ thể; mà cao hơn, đó là lẽ sống hướng về cái tận thiện tận mĩ của những con người có trái tim vô cùng nhạy cảm trước thiên nhiên và cuộc sống?

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 6

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, những cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hoà trong vẻ đẹp thiên nhiên mĩ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 7

Hình tượng “tràm” trong bài thơ “Đi trong hương tràm” có thể gắn với kỉ niệm riêng về tình yêu của nhân vật trữ tình với người “em” trong bài thơ. Bởi vậy khi vắng “em”, kí ức và nỗi nhớ xưa ùa về nhắc nhớ trái tim “anh”. Mỗi vùng quê khác nhau có thể có những loài cây, loài hoa đặc trưng gắn bó sâu nặng với con người và mảnh đất miền quê ấy. Vì vậy, tình yêu lứa đôi trong sáng, sâu nặng, thủy chung cũng thường được con người cảm nhận gắn liền với những hình ảnh thân thuộc, gần gũi, yêu thương của quê hương như hương tràm, hóa tràm, bóng tràm, lá tràm. Tình yêu đôi lứa đã hòa quyện với tình yêu quê hương, đất nước.

Vì sao hình tượng tràm luôn gắn bó với nỗi nhớ em - mẫu 8

Trong bài thơ Đi trong Hương Tràm, việc tác giả Hoài Vũ lấy hình tượng "tràm" để luôn nói về sự gắn bó với nỗi nhớ "em" là bởi một tình yêu đẹp có sự gắn kết lớn lao đối với tình yêu quê hương, đất nước. Tác giả mượn hình ảnh thân thuộc đó là cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước. Bài thơ giống như một lời độc thoại triền miên không dứt với những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông… Nỗi buồn dường như xóa nhòa cả ranh giới giữa quá khứ và hiện tại, bao trùm lên cả không gian và thời gian...Vẻ đẹp tình yêu đó được gắn liền với vẻ đẹp của cây tràm, dù chỉ là vẻ đẹp mộc mạc, giản dị từ loài cây vốn rất đỗi quen thuộc với mọi người, nhưng cũng nhờ hình ảnh đó, mà tác giả đã bộc bạch được hết tình cảm của nhân vật trữ tình "anh" đắm say, quyến luyến trong "tình em". Tất cả vẽ nên một bức tranh thiên nhiên khoáng đạt, tự do, mang theo vẻ đẹp của quê hương, đất nước. Bóng hình em giao hòa trong vẻ đẹp thiên nhiên mỹ miều ấy càng khiến “anh” thêm yêu đậm sâu. Qua đó, ta thấy được tình yêu anh dành cho em luôn gắn liền với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: