Bố cục Dục Thúy sơn chính xác nhất - Chân trời sáng tạo
Với bố cục bài Dục Thúy sơn Ngữ văn lớp 10 chính xác nhất sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh nắm được bố cục văn bản Dục Thúy sơn từ đó học tốt môn Ngữ văn 10.
Bố cục văn bản Dục Thúy sơn - Ngữ văn lớp 10 Chân trời sáng tạo
- Đoạn 1: 6 câu đầu: miêu tả khung cảnh núi Dục Thúy.
- Đoạn 2: 2 câu sau: thể hiện nỗi niềm của Nguyễn Trãi khi nghĩ về người xưa.
Tóm tắt Dục Thúy sơn
Văn bản vẽ ra bức tranh sơn thủy nơi núi Dục Thúy đẹp tựa cảnh tiên rơi cõi tục, vừa thể hiện niềm say mê với thiên nhiên, vừa gợi nỗi lòng cảm hoài của Nguyễn Trãi khi nghĩ về Trương Hán Siêu – một nhà thơ có những bài kí gắn liền với núi Dục Thúy.
Nội dung chính Dục Thúy sơn
Bài thơ Dục Thúy sơn đã nói về khung cảnh núi Dục Thúy, một vẻ đẹp hùng vĩ và nó không chỉ để lại cho người đọc những cảm xúc sâu sắc về khung cảnh ấy mà người đọc còn cảm nhận được một tâm hồn yêu thiên nhiên, yêu đất nước của Nguyễn Trãi.
Tác giả - tác phẩm: Dục Thúy sơn
I. Tác giả văn bản Dục Thúy sơn
- Nguyễn Trãi (1380 – 1442)
- Quê quán: làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương).
- Phong cách nghệ thuật: sắc sảo, khúc triết, thấu tình đạt lý, có nhu có cương
- Tác phẩm chính: Bình Ngô đại cáo, Quân trung từ mệnh tập, Ức Trai thi tập, Quốc âm thi tập,...
II. Tìm hiểu tác phẩm Dục Thúy sơn
1. Thể loại: Thơ đường luật
2. Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ này rút trong “Ức Trai thi tập” của Nguyễn Trãi
3. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm
4. Bố cục:
- 6 câu thơ đầu: Khung cảnh núi Hương sơn
- 2 câu cuối: Cảm hoài của Nguyễn Trãi
5. Giá trị nội dung:
- Ca ngơi cảnh sắc thần tiên núi Dục Thuý
- Nỗi cảm hoài của Ức Trai
6. Giá trị nghệ thuật:
- Tả cảnh ngụ tình
- Hình ảnh thơ mĩ lệ
- Hình ảnh ẩn dụ sử dụng sóng đôi nhau
Để học tốt bài học Dục Thúy sơn lớp 10 hay khác: