Các dạng đề bài Hứng trở về chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Các dạng đề bài Hứng trở về chọn lọc

Tổng hợp các dạng đề văn lớp 10 xoay quanh các tác phẩm đầy đủ các dạng đề đọc hiểu, đề văn phân tích, cảm nhận, nghị luận, ... với hướng dẫn chi tiết giúp học sinh ôn tập đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn lớp 10.

Các dạng đề bài Hứng trở về chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

1. Dạng đọc – hiểu văn bản (3-4 điểm)

Đề 1: Đọc văn bản trên và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:

Dâu già lá rụng tằm vừa chín,

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê,

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Dầu vui đất khách chẳng bằng về

(Hứng trở về, Tr142, SGK Ngữ văn 10, Tập I, NXBGD 2006)

a. Xác định phép liệt kê trong 2 dòng thơ đầu? Hiệu quả nghệ thuật của phép liệt kê đó là gì?

* Gợi ý trả lời

- Phép liệt kê trong 2 dòng thơ đầu : Dâu già – tằm vừa chín-Lúa-Cua béo

 Hiệu quả nghệ thuật: Qua phép liệt kê, những cảnh sắc và sự vật hiện lên rất cụ thể đến từng chi tiết, khác hẳn với tính chất trừu tượng ước lệ trong thơ Đường. Cả một bức tranh quê sống dậy trong những đường nét, màu sắc, trạng thái rất sinh động, tươi tắn và tinh khôi. Từ đó, ta thấy nỗi nhớ quê da diết của nhà thơ khi đang đi sứ ở Trung Quốc.

b. Văn bản trên gợi người đọc liên tưởng đến 2 câu ca dao : Anh đi anh nhớ quê nhà/ Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương. Xác định điểm chung giữa thơ Nguyễn Trung Ngạn và 2 câu ca dao đó ?

* Gợi ý trả lời

Điểm chung giữa thơ Nguyễn Trung Ngạn và 2 câu ca dao :

  • Cả hai văn bản đều nói về nỗi nhớ quê nhà ;
  • Hình ảnh quê nhà đều là những hình ảnh nơi thôn dã, tuy đơn sơ mộc mạc nhưng rất gợi cảm.

Đề 2: Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) bày tỏ suy nghĩ về niềm tự hào dân tộc của tuổi trẻ  hôm nay.

* Gợi ý trả lời

Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :

-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, trôi chảy ;

-Nội dung: từ niềm tự hào dân tộc của tác giả Nguyễn Trung Ngạn qua văn bản, thí sinh hiểu được tự hào dân tộc là gì ? Biểu hiện của lòng tự hào dân tộc ? Ý nghĩa của tinh thần tự hào dân tộc ? Rút ra bài học nhận thức và hành động dành cho tuổi trẻ hôm nay.

2.Dạng đề viết bài văn (4-6 điểm)

Đề 1: Phân tích bài thơ Quy hứng của Nguyễn Trung Ngạn

I. Dàn ý 

1. Mở bài

- Vài nét về tác giả Nguyễn Trung Ngạn.

- Trường hợp sáng tác bài Quy hứng: năm 1311, khi tác giả cùng Phạm Mai vâng mệnh vua Trần Minh Tông đi sứ Trung Quốc.

2. Thân bài

A. Tình quê hương của nhà thơ

Dâu già lá rụng tằm vừa chín,

Lúa sớm bông thơm cua béo ghê.

Các chi tiết dâu già lá rụng, tằm vừa chín, lúa sớm bông thơm và cua đang lúc béo đều là nói về thời vụ sản xuất của nhà nông, trồng lúa chăn tằm và hương vị nơi đồng quê khoảng đầu thu. Tỉnh Hưng Yên “nhiều ruộng cấy lúa chiêm, ít ruộng cấy lúa mùa, nhà nông chăm cày” (Đại Nam nhất thống chí) nên cấy thêm lúa ngắn ngày gọi là “lúa sớm”, lúa sớm được gieo cấy vào đầu vụ mùa khoảng tháng 5, đến tháng 10 thì thu hoạch. Theo Đại Nam nhất thống chí, (tên “tháng 7, tháng 8 bắt đầu có gió mát là tiết lúa mùa xanh tốt (tục ngữ có câu: Tháng tám gió mát, lúa mùa ngát đồng. Lúa ngắn ngày cấy trước lúa mùa nên tháng 7 lúa sớm đã có bông thơm).

Qua những chi tiết trên, có thể thấy Nguyễn Trung Ngạn tuy đỗ đạt cao, làm quan to nhưng vẫn luôn thiết tha với chuyện làm ăn của nhà nông và rất thú cái hương vị chỉ nơi đồng quê mới có. Vì vậy mà con người ở nơi xa nhà hàng vạn, hàng nghìn dặm vẫn nóng lòng muốn trở về quê ngay.

B. Dẫu vui đất khách chẳng bằng về

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Ở mà tức là không phải ở nơi xa nhà. Tuy không nói ra trực tiếp nhưng ai cũng hiểu phải ở nơi xa nhà là do chuyện đi sứ. Vẫn tốt khẳng định về một sự đánh giá cho là hơn. Như vậy mấy chữ trên có nghĩa: ở nhà dẫu nghèo túng nhưng vẫn tốt hơn chuyện phải đi sứ. Nguyễn Trung Ngạn rất tận tụy với trách nhiệm được giao nhưng con người công vụ ít thể hiện trong thơ. Cả chuyện đi sứ, ông chỉ một lần nói rõ vai trò sứ giả trong bài thơ khác làm ở trạm Khâu Ôn. Vả lại, bài Hứng trở về lại được làm trên đường về, tức là công vụ đã xong, nên có thể suy nghĩ thoải mái. Tuy nhiên tác giả đã ý tứ đặt lại chữ nghe nói ở đầu câu để biểu thị ý khẳng định là do nghe thấy người ta nói.

Dẫu vui đất khách chẳng bằng về.

Đất Giang Nam tuy vui chẳng bằng về nhà vẫn là một sự so sánh, đánh giá, nhưng là so sánh niềm vui được du ngoạn ở nơi phồn hoa đô hội với cái thú được về nhà. Trong năm chục bài thơ đi sứ, ông hay nói mình là du nhân (khách đi chơi), du tứ (khách ngao du) nhưng ở bài này, niềm vui du ngoạn chẳng thể nào so được với cái thú trở về nhà. Chữ bất như dịch là “chẳng bằng” diễn đạt ý phủ định dứt khoát hơn “không bằng”.

3. Kết bài

- Trong loạt bài ở nơi xa tưởng nhớ quê nhà (Tư quy, Quy hứng) khi tác giả đi sứ, lời thơ mạnh mẽ, phóng khoáng. Riêng bài Quy hứng thể hiện rõ tình quê hương thật sâu đậm từ hời vụ sản xuất của nhà nông đến hương vị ruộng đồng thôn dã…

Xem thêm các dạng đề văn liên quan đến các tác phẩm môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: