Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh ngắn nhất


Soạn bài Các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh

I. Kết cấu bài văn thuyết minh

Văn bản Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân Văn bản Bưởi Phúc Trạch
a. Đối tượng Hội thi thổi cơm ở làng Đồng Vân, xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng Bưởi Phúc Trạch ở Hà Tĩnh
a. Mục đích Giới thiệu về tiến trình diễn ra hội thi thổi cơm và giá trị văn hóa của hội thi này Giới thiệu về đặc điểm của loại bưởi Phúc Trạch, sự yêu thích của mọi người đối với loại quả này
b. Ý chính

- Giới thiệu chung về hội thi

- Quá trình diễn ra phần thi của các đội thi

- Tiêu chuẩn chấm bài thi thổi cơm

- Ý nghĩa văn hóa của hội thi

- Đặc điểm bên ngoài của loại bưởi Phúc Trạch

- Quả bưởi Phúc Trạch sau khi tách bỏ lớp vỏ

- Sự yêu thích của mọi người đối với loại bưởi này

c. Cách sắp xếp các ý và cơ sở của chúng Các ý được sắp xếp theo trình tự thời gian Các ý được sắp xếp theo trình tự không gian, theo tổ chức vốn có của sự vật

d. Các hình thức kết cấu chủ yếu của văn bản thuyết minh

- Theo trình tự thời gian

- Theo trình tự không gian

- Theo trình tự logic

- Theo trình tự hỗn hợp

II. Luyện tập

Câu 1 (trang 168 sgk Văn 10 Tập 1):

- Nên chọn hình thức kết cấu theo trình tự logic, trình bày lần lượt các mặt, các phương diện của bài thơ như: nội dung, nghệ thuật,…

Câu 2 (trang 168 sgk Văn 10 Tập 1):

- Những nội dung thuyết minh và thứ tự trình bày những nội dung thuyết minh:

   + Vị trí, địa điểm của di tích, thắng cảnh đó

   + Những phần chính của di tích, thắng cảnh (trình bày theo thứ tự không gian)

   + Giá trị văn hóa, tinh thần của di tích, thắng cảnh đó

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh nắm được các hình thức kết cấu của văn bản thuyết minh và luyện tập cách xây dựng kết cấu cho văn bản phù hợp với đối tượng thuyết minh.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.