Soạn bài Nỗi oan của người phòng khuê ngắn nhất


Soạn bài Nỗi oan của người phòng khuê

Bố cục:

+ Hai câu thơ đầu: Hình ảnh lẻ loi của người thiếu phụ chốn phòng khuê.

+ Hai câu thơ sau: Tâm trạng của người thiếu phụ khi trông thấy cây dương liễu ở đầu đường.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 162 sgk Văn 10 Tập 1):

- Cấu tứ của bài thơ kết tinh qua hình ảnh cây dương liễu với sức xuân mãnh liệt.

- Hình ảnh cây dương liễu xuất hiện đã làm thay đổi dòng tâm trạng của nhân vật trữ tình, cây dương liễu ấy đã gợi lên nỗi oán sầu sâu sắc trong tình cảnh cô lẻ của khuê phụ.

Câu 2 (trang 162 sgk Văn 10 Tập 1):

- Màu dương liễu xanh tràn sức sống khiến người khuê phụ tiếc nhớ tuổi xuân của mình đã qua đi trong vô ích, qua đi mà không có người chồng yêu thương bên cạnh.

- Để người chồng đi kiếm tước hầu nhưng lại đánh mất những ngày tháng hạnh phúc, mặn nồng ở cạnh nhau vậy nên nàng mới hối hận.

Câu 3 (trang 162 sgk Văn 10 Tập 1):

- Chỉ với 28 chữ nhưng với việc tổ chức cấu tứ bài thơ và việc sử dụng những hình ảnh mang tính biểu đạt cao, bài thơ đã thể hiện được nỗi oán sầu ngút trời, không thể vợi bớt đi của người khuê phụ trong cảnh cô lẻ lúc tuổi xuân đang nồng. Nỗi sầu oán đấy xuất phát từ việc người chồng của cô vào quân đội, tham gia chiến tranh để kiếm phong vị, tước hầu.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được nỗi sầu oán của người khuê phụ trong tình cảnh lẻ loi đến phẫn hận. Đồng thời, học sinh phân tích được cái hay, cái đep của hệ thống ngôn từ giàu sức biểu đạt, cô đọng và cách tổ chức cấu tứ bài thơ mà tác giả đã sử dụng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.