Câu hỏi bài Hồi trống Cổ Thành chọn lọc - Ngữ văn lớp 10


Câu hỏi bài Hồi trống Cổ Thành chọn lọc

Trọn bộ câu hỏi ôn tập về bài Hồi trống Cổ Thành Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, cực hay. Với bộ câu hỏi bài Hồi trống Cổ Thành này, học sinh sẽ ôn tập, nắm vững kiến thức môn Ngữ văn 10 để đạt điểm cao trong các bài thi môn Ngữ văn 10.

Câu hỏi bài Hồi trống Cổ Thành chọn lọc - Ngữ văn lớp 10

Câu hỏi: Trong “Hồi trống Cổ Thành” tại sao Trương Phi nổi giận định đâm chết Quan Công?

Trả lời:

Trương Phi nổi giận muốn đâm chết Quan Công vì:

- Trương Phi tính tình nóng nảy, ngay thẳng, không chấp nhận sự phản bội, lắt léo, quanh co.

- Dù nặng lòng và coi trọng lời thề sắt son năm xưa nhưng trong suy nghĩ của Trương Phi, Quan Vũ theo Tào phản bội anh em, còn nhắc “nghĩa vườn đào” là không xứng

- Khi nghe tin Quan Công đến, Trương Phi vội múa xà mâu chạy tới đâm Quan Công

Câu hỏi: Vì sao lại đặt tên nhan đề đoạn trích là “Hồi trống Cổ Thành”?

Trả lời:

Nhan đề có nghĩa:

- “Hồi trống Cổ Thành” trở thành biểu tượng nghệ thuật

- Ca ngợi tinh thần trung nghĩa của Trương Phi.

- Xem trọng tình nghĩa anh em của Lưu, Quan, Trương

- Hồi trống thách thức, minh oan, và để nối kết sự đoàn tụ

Câu hỏi: Có ý kiến cho rằng “nóng như Trương Phi” còn là nóng lòng muốn biết sự thực, nóng lòng xác định phải trái, đúng sai, chứ không phải chỉ là nóng nảy do cá tính gàn dở. Em có đồng ý không? Vì sao?

Trả lời:

Đồng ý vì:

– Trương Phi là nhân vật nóng tính, thiếu bình tĩnh trước những tình huống đột ngột khó giải quyết

– Thường phản ứng tức thì, thiếu suy nghĩ chín chắn, là người không chịu được lắt léo, quanh co nhiều khi hồ nghi

→Tính cách Trương phi có sự cương trực, thẳng thắn nhưng cũng lỗ mãng, thô bạo.

Câu hỏi: Tại sao nói: nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc?

Trả lời:

Nếu không có chi tiết Trương Phi thẳng tay giục trống thì đoạn văn sẽ tẻ nhạt, mất hết ý vị Tam quốc vì:

•Đoạn văn sẽ rơi vào tình trạng tẻ nhạt, mất hết ý nghĩa, đánh mất đi màu sắc hùng tráng, mang hơi hướng của sử thi anh hùng, âm vang âm hưởng anh hùng ca chiến trận với những việc to lớn, siêu phàm.

•Hồi trống giục vừa là thước đo tài năng của Quan Công, vừa thể hiện tính cách bộc trực của Trương Phi, vừa tạo ra không khí hào hùng của thời Tam quốc phân tranh.

•Nó làm cho đoạn văn đậm đà không khí chiến trận và khí phách anh hùng, đậm đà "ý vị Tam quốc".

Câu hỏi: Tính cách của nhân vật Trương Phi được biểu hiện qua những chi tiết nào trong “Hồi trống Cổ Thành”?

Trả lời:

Tính cách của Trương Phi:

1. Trương Phi là một dũng tướng, tính cách ngay thẳng, cương trực và đơn giản, nóng nảy.

•Khi nghe Quan Công thanh minh: Trương Phi giận dữ, khinh miệt ("mày đã bội nghĩa còn mặt nào đến gặp tao nữa?").

2. Tính cách cương trực, rõ ràng thể hiện ở:

•Hai chị và Tôn Càn thanh minh: như đổ thêm dầu vào lửa, cho Quan Công là thằng phụ nghĩa lừa cả hai chị.

3. Trương Phi còn là con người nghĩa khí, bộc trực nóng nảy:

•Trương Phi đánh ba hồi trống buộc Quan Công phải lấy được đầu Sái Dương để chứng minh mình không bội nghĩa.

•Khi Quan Công chém đầu Sái Dương, Trương Phi vẫn còn nghi ngờ, hỏi kĩ tên lính bị bắt, bắt hắn thuật lại chuyện ở Hứa Đô. Trương Phi chưa tỏ ngay thái độ, đưa hai chị dâu vào thành, nghe kể hết mọi chuyện. Bấy giờ Trương Phi mới tin hoàn toàn => Trương Phi thận trọng, tinh tế.

4. Trương Phi biết nhân lỗi, sống tình cảm:

•Hiểu rõ sự tình, thụp lạy Quan Công

=> Hình ảnh Trương Phi hiện lên tuyệt đẹp, dũng cảm, cương trực, nóng nảy, vội vàng mà tinh tế và hết lòng phục thiện - một "hổ tướng" của nước Thục sau này.

Câu hỏi: Trong “Hồi trống Cổ Thành”, tính cách của Trương Phi và Quan Công khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Khác nhau:

•Trương Phi là người nóng nảy, trung trực còn Quan Công lại là người trung nghĩa khiêm nhường

•Sự nóng này, mù quáng của Trương Phi đối lập với cái tỉnh táo, sáng suốt biết nhận biết tình hình của Quan Công

•Trương Phi là người giàu tình cảm, biết nhận lỗi sai khi biết mọi chuyện chỉ là hiểu nhầm trong khi Quan Công lại là người bình tĩnh, chứng minh sự trong sạch của mình bằng hành động

Câu hỏi: Trong “Hồi trống Cổ Thành”, vì sao Quan Công chỉ một mực né tránh mũi mâu và thanh minh trong sự lúng túng?

Trả lời:

Vì: lòng trung nghĩa, tấm lòng trong sáng, vì tình nghĩa vườn đào thiêng liêng.

Đó cũng là vì tính tình điềm đạm của Quan Công

Câu hỏi: Trong “Hồi trống Cổ Thành”, vì sao Quan Công chẳng nói chẳng rằng, chưa hết một hồi trống đã chém đầu Sái Dương? Điều đó cho thấy ông là con người như thế nào?

Trả lời:

Quan Công làm như vậy vì đó là cách thanh minh tốt nhất, nhanh nhất và có hiệu quả nhất mà Quan Công có thể làm lúc ấy.

Cho thấy tài năng và lòng trung nghĩa của Quan Công.

Câu hỏi: Nêu giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành”

Trả lời:

Nội dung

- Hồi trống chứa đầy linh hồn của đoạn trích. Đó là hồi trống thách thức, minh oan, đoàn tụ.

- Biểu dương lòng trung nghĩa, khí phách anh hùng của Trương Phi và Quan Công.

Nghệ thuật

- Ngôn ngữ sinh động, sử dụng nhiều lối cổ, lối văn biền ngẫu

- Lời kể giản dị, hấp dẫn.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật: nhân vật điển hình và tính cách của nhân vật.

Xem thêm bộ câu hỏi theo bài học môn Ngữ văn lớp 10 chọn lọc, hay khác: