Soạn bài Đọc "Tiểu Thanh Kí" ngắn nhất


Soạn bài Đọc "Tiểu Thanh Kí"

Bố cục:

- Hai câu thơ đề (1, 2): Nguyễn Du đọc phần dư cảo Tiểu Thanh để lại.

- Hai câu thơ thực (3, 4): Số phận tài hoa bạc mệnh của nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu thơ luận (5, 6): Nỗi niềm suy tư, đồng cảm của Nguyễn Du với nàng Tiểu Thanh.

- Hai câu thơ kết (7, 8): Từ thương xót Tiểu Thanh, Nguyễn Du thương xót cho chính số phận mình.

Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 133 sgk Văn 10 Tập 1):

- Tiểu Thanh là cô gái có tài có sắc, nhưng chính cô và cả những áng văn thơ cô để lại phải chịu kết cục bi thảm.

- Nguyễn Du cũng là người có tài năng, có học vấn nhưng số phận lại lênh đênh, bấp bênh, nhiều trắc trở. Vì vậy sự đồng cảm với số phận của nàng Tiểu Thanh xuất phát từ sự đồng cảnh ngộ.

Câu 2 (trang 133 sgk Văn 10 Tập 1):

- Nỗi hờn kim cổ trời khôn hỏi: Nỗi oán hận từ xưa tới nay hỏi trời nhưng đều không thấu, đều không có được câu trả lời.

- Nỗi hờn ở đây là nỗi uất hận của những số phận tài hoa nhưng bạc mệnh, có tài năng nhưng lại bị vùi dập, ganh ghét.

- Nỗi hờn ấy không thể hỏi trời được bởi Nguyễn Du cho rằng đó là "phong vận kì oan ngã tự cư" là kiếp oan sai mà con người tài năng tự mang lấy, đó là định mệnh không thể đổi dời.

Câu 3 (trang 133 sgk Văn 10 Tập 1):

- Điều đó thể hiện rằng Nguyễn Du mang một tấm lòng nhân đạo, bác ái, luôn yêu thương con người, vì vậy mà ông đau khổ trước những oan trái mà con người phải gánh chịu.

Câu 4 (trang 133 sgk Văn 10 Tập 1):

- Đoạn thơ đề: tạo tiền đề về không gian, bối cảnh, nâng đỡ dòng cảm xúc bao trùm toàn bộ bài thơ

- Đoạn thơ thực: Là cơ sở thực tiễn, xác đáng cho tư tưởng cảm xúc của toàn bài thơ.

- Đoạn thơ luận: Khắc sâu hơn chủ đề của tác phẩm, đi từ một số phận cụ thể khái quát thành một lẽ đời.

- Đoạn thơ kết: Thể hiện cái tôi của tác giả, đồng thời khẳng định phần nào mối liên hệ giữa văn chương với người sáng tác ra nó, hai câu kết mở rộng chủ đề của bài thơ.

Luyện tập

Đoạn thơ trích từ Truyện Kiều và bài Đọc Tiểu Thanh kí đều:

- Thể hiên nỗi xót thương cho những kiếp người hồng nhan bạc mệnh, tài hoa bạc phận (Thúy Kiều và Tiểu Thanh).

- Tác giả thông qua số phận một cá nhân để khái quát lên thành một bi kịch chung cho những người đồng cảnh ngộ như Thúy Kiều và Tiểu Thanh.

- Hai câu thơ cuối đều là lời suy ngẫm, xót thương của tác giả về chính số phận của mình.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài thơ, học sinh cảm nhận được cảm xúc, suy tư của Nguyễn Du về số phận bất hạnh của người phụ nữ có tài nhưng yểu mệnh trong xã hội phong kiến, từ đó thấy được chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du cũng như tấm lòng nhân ái của ông.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.