Soạn bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ ngắn nhất


Soạn bài Thực hành phép tu từ Ẩn dụ và Hoán dụ

I. Ẩn dụ

Câu 1 (trang 135 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Những từ thuyền, bến, cây đa, con đò còn mang một nội dung ý nghĩa hoàn toàn khác: chỉ những người có tình cảm sâu nặng với nhau, có thể hiểu cụ thể là những lứa đôi đang yêu nhau.

b. - Thuyền và con đò là những phương tiện luôn di chuyển, không đứng , chỉ sự thay đổi.

- Bến và cây đa bến cũ là những sự vật cố định, không đổi dời.

- Câu 1 khẳng định tình cảm thủy chung, còn câu 2 thể hiện nỗi xót xa khi tình xưa nghĩa cũ đã phai mờ, thay đổi.

- Để hiểu đúng nội dung hàm ẩn trong hai câu thơ này ta phải đặt những hình ảnh trên vào mối tương quan so sánh với những người có tình cảm gắn bó với nhau nhưng không đươc ở cạnh nhau mà phải cách xa.

Câu 2 (trang 135 sgk Văn 10 Tập 1):

(1) Dưới trăng quyên đã gọi hè

Đầu tường lửa lựu lập lòe đơm bông

→ lửa lựa là ẩn dụ cho sắc đỏ thắm, rực rỡ của những bông hoa lựu.

(2) Vứt đi nhưng thứ văn nghệ ngòn ngọt, bày ra sự phè phỡn thỏa thuê hay cay đắng chất độc của bệnh tật, quanh quẩn vài tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại. Chúng ta muốn có những cuốn tiểu thuyết, những câu thơ thay đổi được cả cuộc đời người đọc – làm thành người, đẩy chúng ta lên một sự sống trước kia chỉ đứng xa nhìn thấp thoáng.

→ tình cảm gầy gò của cá nhân co rúm lại: ẩn dụ cho những thứ tình cảm bé mọn, không mang được tầm khái quát, không nói hộ được tiếng lòng của hàng bao nhiêu con người khác, không phải là tình cảm điển hình mà tiểu thuyết cần.

(3) Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng

→ Từng giọt long lanh rơi: Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, cảm giác về thính giác được chuyển hóa trực quan, cụ thể thành cảm giác về thị giác, âm thanh vốn là thứ vô hình không nắm bắt được bây giờ đọng lại thành từng giọt, có thể chạm tới được.

(4) Thác bao nhiêu thác cũng qua

Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.

→ Thác: là những khó khăn, trắc trở mà con người phải trải qua.

Chiếc thuyền: là hình ảnh ẩn dụ cho cuộc sống của con người.

(5) Xưa phù du mà nay đã phù sa

Xưa bay đi mà nay không trôi mất

→ phù du: ẩn dụ cho những điều vô nghĩa

Phù sa: ẩn dụ cho những điều ý nghĩa, mang lại giá trị cho cuôc sống

Câu 3 (trang 136 sgk Văn 10 Tập 1):

- Dòng sông quê tôi đã trở mình sang mùa hạ.

- Mặt trời của hai chị em tôi là mẹ.

II. Hoán dụ

Câu 1 (trang 136 sgk Văn 10 Tập 1):

a. - đầu xanh, má hồng: Nguyễn Du muốn nhắc tới tuổi trẻ, tuổi xuân của con người, ở đây ám chỉ Thúy Kiều.

- áo nâu chỉ tầng lớp nông dân, áo xanh chỉ tầng lớp công nhân.

b. Muốn hiểu đúng một đối tượng khi nhà thơ thay đổi tên gọi của đối tượng đó chúng ta phải nhận diện được tên gọi đó biểu thị cho đặc điểm tiêu biểu nào của đối tượng (một bộ phận cơ thể, một tính chất,…)

Câu 2 (trang 137 sgk Văn 10 Tập 1):

a. Ẩn dụ: cau, giầu không là ẩn dụ cho những chàng trai, cô gái đang yêu.

Hoán dụ: Thôn Đoài, thôn Đông chỉ con người, ở đây tác giả dùng địa danh để hoán dụ cho một cá thể sống tại đó.

b. Câu Thuyền ơi có nhớ bến chăng là câu hỏi bóng gió lấp lửng, câu Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông cũng được dùng trong một câu hỏi bóng gió của đôi lứa đang yêu nhưng lại mang tính chất khẳng định.

Câu 3 (trang 137 sgk Văn 10 Tập 1):

Đang biên soạn...

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.