Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) ngắn nhất
Soạn bài Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo)
Câu 1 (trang 20 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Nhân vật giao tiếp: anh (chàng trai), nàng (cô gái).
b. Thời điểm giao tiếp: đêm trăng thanh. Thời điểm giao tiếp này phù hợp với những cuộc hẹn hò tâm tình của lứa đôi.
c. Nhân vật "anh" hỏi "Tre non đủ lá đan sàng nên chăng?" nhằm mục đích hỏi rằng tình yêu của hai người đã đủ chín để kết đôi hay chưa.
d. Cách nói của "anh" phù hợp với nội dung và mục đích giao tiếp.
Câu 2 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):
a.
+ Nhân vật em nhỏ thực hiện hành động chào, đáp lời nhằm chào A Cổ, và trả lời câu hỏi của A Cổ.
+ Nhân vật A Cổ thực hiện hành động chào đáp và hỏi nhằm chào lại em nhỏ và hỏi em nhỏ.
b.
+ Ba câu hỏi không phải đều dùng để hỏi.
+ Câu hỏi đầu tiên thực hiện mục đích chào.
+ Câu hỏi thứ hai thực hiện mục đích khen.
+ Câu hỏi thứ ba thực hiện mục đích hỏi.
c.
+ Lời nói của em nhỏ thể hiện thái độ tôn trọng đối với A Cổ, là người nhỏ tuổi trong quan hệ giao tiếp với người lớn tuổi.
+ Lời nói của A Cổ thể hiện sự ân cần, trìu mến đối với cháu nhỏ, là người lớn tuổi hơn.
Câu 3 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):
a.
+ Nội dung giao tiếp: Miêu tả hình ảnh bánh trôi nước với những đặc tính của nó.
+ Mục đích giao tiếp: Ca ngợi vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến, thể hiện lòng xót thương trước số phận lênh đênh chìm nổi của họ.
+ Phương tiện từ ngữ, hình ảnh: thân em, trắng, tròn, bảy nổi ba chìm, rắn nát, tay kẻ nặn, tấm lòng son.
b. Người đọc căn cứ vào các từ ngữ, hình ảnh:
→ thân em: mô típ của ca dao than thân.
→ vừa trắng lại vừa tròn: hình ảnh tả thực chiếc bánh trôi, biểu tượng cho vẻ đẹp thanh khiết, mĩ miều của người phụ nữ.
→ bảy nổi ba chìm: ẩn dụ cho số phận lênh đênh, chìm nổi, vô định.
→ tấm lòng son: tấm lòng son sắt, phẩm chất sáng ngời không bị chìm lấp bởi hoàn cảnh.
Câu 4 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):
THÔNG BÁO
Nhân Ngày Môi trường thế giới, ngày … tháng ..., Đoàn trường tổ chức "Ngày vì môi trường". Vào … giờ, ngày … tháng … yêu cầu các bạn học sinh toàn trường tham gia đầy đủ, tích cực, làm sạch lớp học, khu vực trong và xung quanh trường.
Câu 5 (trang 21 sgk Văn 10 Tập 1):
a. Thư viết cho các em học sinh cả nước. Người viết lúc ấy là vị lãnh tụ của dân tộc, là người chăm lo cho quyền lợi, hạnh phúc của các em học sinh cũng như người dân cả nước.
b. Người viết viết thư vào ngày khai giảng năm học đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tháng 9 năm 1945.
c. Thư viết về cảm nghĩ, mong muốn của Bác Hồ trước ngày khai giảng năm học đầu tiên của các em nhỏ sau khi giành được độc lập dân tộc.
d. Thư viết nhằm khuyến khích tinh thần hiếu học, thể hiện niềm tin của Bác Hồ đối với thế hệ tương lai của đất nước.
e. Bức thư của Bác được viết với giọng điệu tâm tình, gần gũi nhưng không kém phần trang trọng, khiến người đọc, người nghe cảm thấy được tôn trọng, cảm thấy gần gũi, xúc động.
Nhận xét – Ý nghĩa
Bài học này tiếp tục bổ sung, khắc sâu những kiến thức của học sinh về hoạt động giao tiếp trong tiếng Việt.