Soạn bài Văn bản ngắn nhất


Soạn bài Văn bản

I. Khái niệm, đặc điểm

1.

   + Các văn bản trên được tạo ra trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ.

   + Đáp ứng nhu cầu trao đổi kinh nghiệm sống, bày tỏ tình cảm, thể hiện tư tưởng của người viết, người nói đối với người đọc, người nghe.

   + Văn bản 1 chỉ gồm một câu, văn bản 2 gồm 4 câu viết theo thể thơ lục bát, văn bản 3 gồm nhiều câu văn.

2.

   + Văn bản 1 để cập đến kinh nghiệm sống của con người trong việc lựa chọn bạn bè, môi trường sống. Vấn đề này được triển khai bằng hai vế câu có ý nghĩa vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau.

Văn bản 2 là lời than thân của người phụ nữ trong xã hội phong kiến về số phận bấp bênh, vô định.

Văn bản 3 là lời kêu goi toàn quốc kháng chiến của chủ tịch Hồ Chí Minh, thể hiện lý tưởng về độc lập, đoàn kết dân tộc của Người.

   + Vấn đề nêu ra được triển khai nhất quán trong toàn bộ văn bản thông qua sự liên kết hình ảnh, ngôn ngữ giữa các câu, vế câu với nhau.

3.

   + Văn bản 2 : Mô típ "thân em" trong ca dao than thân lặp đi lặp lại, kết hợp với hình ảnh hạt mưa, gợi nên sự bất định kết hợp với những từ chỉ địa điểm "giếng", "vườn hoa", "đài các", "ruộng cày" từ đó liên tưởng tới số phận của người phụ nữ, không biết sẽ đi đâu về đâu.

   + Văn bản 3: Văn bản được tổ chức theo kết cấu ba phần mở đầu – dẫn giải – kết luận với logic chặt chẽ, lập luận rõ ràng.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) Mở đầu: Thực trạng: chúng ta đã tiến hành sách lược hòa hoãn nhân nhượng, nhưng kẻ thù có dã tâm lớn, quyết tâm cướp nước.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) Dẫn giải: Dân tộc ta, nhân dân ta quyết không để mất nước vì vậy phải đoàn kết một lòng đứng lên đấu tranh.

Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ (tiếp theo) Kết luận: Khẳng định niềm tin vào chiến thắng tất yếu của dân tộc trước kẻ thù xâm lăng.

4. Văn bản 3 mở đầu bằng đề mục kết hợp với lời kêu gọi và kết thúc bằng một lời khẳng định chắc chắn và ghi địa điểm, thời gian và người viết. Văn bản này có hình thức gần giống như một bức thư.

5. Các văn bản được tạo ra nhằm mục đích giao tiếp.

II. Các loại văn bản

Câu 1 (trang 25 sgk Văn 10 Tập 1):

Văn bản 1, 2 Văn bản 3
Kinh nghiệm sống, tình cảm của con người trước số phận.

Thuộc lĩnh vực đời sống.

Tư tưởng, lí tưởng chính trị.

Thuộc lĩnh vực chính trị.

Từ ngữ thông thường trong cuộc sống. Từ ngữ thuộc lĩnh vực chính trị.
Thể hiện thông qua hình ảnh. Thể hiện thông qua lí lẽ, lập luận.

Câu 2 (trang 25 sgk Văn 10 Tập 1): Sau khi so sánh rút ra được kết quả:

a. Mỗi văn bản có phạm vi sử dụng khác nhau trong hoạt động giao tiếp xã hội

- Văn bản (2) dùng trong lĩnh vực giao tiếp nghệ thuật.

- Văn bản (3) dùng trong lĩnh vực giao tiếp về chính trị.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng trong lĩnh vực giao tiếp khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng trong giao tiếp hành chính.

b. Mỗi văn bản thực hiện một hoặc vài mục đích giao tiếp cụ thể

- Văn bản (2) dùng để truyền đạt kinh nghiệm sống.

- Văn bản (3) để bộc lộ tâm trạng, tình cảm của con người.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK dùng để truyền đạt kiến thức khoa học cho học sinh trong nhà trường.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh dùng để giải quyết các vấn đề hành chính công vụ.

c. Mỗi loại văn bản sử dụng một lớp từ ngữ riêng theo một phong cách thống nhất.

- Văn bản (2): sử dụng từ ngữ nghệ thuật.

- Văn bản (3): sử dụng từ ngữ chính luận.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK: sử dụng ngôn ngữ khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh: sử dụng ngôn ngữ hành chính.

d. Mỗi văn bản có cách kết cấu và trình bày khác nhau.

- Văn bản (2): theo thể thơ lục bát.

- Văn bản (3): kết cấu ba phần với lập luận chặt chẽ.

- Các bài học môn Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí,… trong SGK trình bày rõ ràng, mạch lạc theo phong cách của văn bản khoa học.

- Đơn xin nghỉ học, giấy khai sinh: viết theo mẫu quy định.

Nhận xét – Ý nghĩa

Qua bài học, học sinh có được hiểu biết, kiến thức về những đặc điểm cơ bản của văn bản (về các phương diện: chủ đề, tính liên kết, tính hoàn chỉnh về nội dung, mục đích giao tiếp). Đồng thời học sinh biết cách nhận diện, phân biệt một văn bản theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp của văn bản đó, nhận diện phong cách ngôn ngữ của văn bản.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 1 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.