Soạn bài Phương pháp thuyết minh ngắn nhất
Soạn bài Phương pháp thuyết minh
I. Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh
II. Một số phương pháp thuyết minh
1. Ôn tập các phương pháp thuyết minh đã học
+ Đoạn 1: tác giả sử dụng phương pháp nêu ví dụ kết hợp liệt kê. Tác giả đã liệt kê những nhân vật lịch sử cụ thể, có mối liên hệ với Trần Quốc Tuấn, phương pháp này giúp cho người đọc có minh chứng cụ thể, rõ ràng về luận điểm Trần Quốc Tuấn vì nước mà tiến cử người tài.
+ Đoạn 2: tác giả sử dụng phương pháp nêu định nghĩa kết hợp với liệt kê, phân tích.
- Nêu định nghĩa: Ba-sô là một thi sĩ – người hành hương danh tiếng sống ở Nhật vào thế kỉ XVII.
- Tác giả cũng liệt kê những bút danh từng được Ba-sô sử dụng như là Mu-nê-phu-sa, Tô-sây.
- Tác giả còn phân tích ý nghĩa của những bút danh mà Ba-sô sử dụng và thời điểm ra đời của chúng.
Những phương pháp này giúp người đọc có thêm thông tin về nhà thơ Ba-sô và sự xuất hiện của bút danh Ba-sô.
+ Đoạn 3: tác giả bài báo đã sử dụng phương pháp dùng số liệu kết hợp với so sánh. Việc sử dụng những con số đã khiến bài báo trở nên trực quan, sống động, người đọc có thể hình dung ra số lượng tế bào trong cơ thể người lớn đến mức nào.
+ Đoạn 4: tác giả dùng phương pháp phân tích để phân tích tính giản dị của nhạc cụ điệu hát trống quân.
2. Tìm hiểu thêm một số phương pháp thuyết minh
a. Thuyết minh bằng cách chú thích:
+ Thuyết minh bằng cách chú thích nghĩa là cung cấp thêm thông tin về một dữ kiện nào đó trong bài viết (Khác với cách thuyết mình bằng định nghĩa: cung cấp đặc trưng bản chất của đối tượng được nói đến để phân biệt đối tượng ấy với các đối tượng khác).
+ Nhược điểm: Phương pháp này không phản ánh được đầy đủ đặc trưng bản chất của đối tượng.
+ Ưu điểm: Giúp mở rộng thêm thông tin về đối tượng, có tính linh hoạt và đa dạng hơn phương pháp nêu định nghĩa.
b. Thuyết minh bằng cách giảng giải nguyên nhân – kết quả
Trong hai mục đích ấy, mục đích (2) là chủ yếu bởi vì sự xuất hiện của cây chuối tiêu chính là nguồn gốc xuất hiện bút danh Ba-sô của nhà thơ. Tác giả nhắc đến cây chuối tiêu là để nói đến thực tế ra đời của cái tên Ba-sô.
+ Các ý của đoạn văn có quan hệ nhân – quả với nhau trong đó: Niềm say mê cây chuối của Ba-sô là nguyên nhân dẫn đến kết quả là sự xuất hiện bút danh Ba-sô.
+ Có thể nói như thế vì: tác giả đặt ra mối liên hệ mật thiết giữa hai ý của đoạn văn, đồng thời khẳng định "còn cái tên nào thích hợp cho ông lấy làm bút danh hơn tên loài cây mà ông yêu mến".
+ Hình ảnh của thi sĩ hiện lên sinh động hơn bởi thông tin về sở thích của ông được lồng ghép vào chuyện được đệ tử tặng một giống cây lạ và thêm vào văn bản chứ không đơn thuần chỉ là cung cấp thông tin về cái tên Ba-sô.
III. Yêu cầu đối với việc vận dụng phương pháp thuyết minh
Câu 1 (trang 51 sgk Văn 10 Tập 2):
Căn cứ vào mục đích thuyết minh, đối tượng thuyết minh để chọn ra phương pháp thuyết minh phù hợp.
Câu 2 (trang 51 sgk Văn 10 Tập 2):
+ Mục đích nói cho thật rõ về sự vật hay hiện tượng là mục đích chủ yếu nhưng không phải là duy nhất.
+ Phương pháp thuyết minh còn được vận dụng để đạt tới mục đích tạo ra sức hấp dẫn, gây hứng thú, lôi kéo sự chú ý của người nghe, người đọc.
IV. Luyện tập
Câu 1 (trang 51 sgk Văn 10 Tập 2):Các phương pháp thuyết minh được sử dụng:
- Phương pháp chú thích: Hoa lan đã được người phương Đông tôn là "Loài hoa vương giả" (Vương giả chi hoa). Còn với người phương Tây thì lan là "nữ hoàng của các loài hoa".
- Phương pháp phân tích giải thích: Họ lan thường được chia thành hai nhóm: nhóm phong lan bao gồm tất cả những loài sống bám trên đá, trên cây, có rễ nằm trong không khí. Còn nhóm địa lan lại gồm những loài có rễ nằm trong đất hay lớp thảm mục.
- Phương pháp nêu số liệu: (...) Chỉ riêng 10 loài của chi lan Hài Vệ nữ đã cho thấy sự đa dạng tuyệt vời của hoa và của lá về hình dáng, về màu sắc.
⇒ Hiệu quả: Bằng cách vận dụng phối hợp nhiều phương pháp thuyết minh, tác giả đồng thời cung cấp được nhiều tri thức về hoa lan cho bạn đọc, sự kết hợp ấy còn khiến đoạn văn thuyết minh trở nên sống động và cuốn hút người đọc, người nghe hơn.
Câu 2 (trang 52 sgk Văn 10 Tập 2):
Bước 1: Học sinh vận dụng kiến thức của bản thân, kết hợp với việc tra cứu thông tin từ internet, sách báo về một trong những nghề truyền thống: trồng lúa, nuôi tằm, làm đồ gốm,…
Bước 2: Xác định mục đích thuyết minh
Thuyết minh cho bạn bè quốc tế, những người chưa biết về nghề truyền thống Việt Nam ⇒ Khẳng định tính quan trọng của nghề truyền thống ấy thông qua đó khẳng định niềm tự hào với nghề truyền thống dân tộc.
Bước 3: Xác lập hệ thống ý sẽ trình bày
Bước 4: Lựa chọn các phương pháp thuyết minh phù hợp (nêu định nghĩa, liệt kê, giải thích, nêu ví dụ, dùng số liệu, so sánh, phân loại, phân tích, thuyết minh bằng chú thích, thuyết minh bằng giảng giải nguyên nhân – kết quả,..)
Nhận xét - Ý nghĩa
Qua bài học, học sinh nắm được những kĩ năng khi vận dụng các phương pháp thuyết minh trong bài văn thuyết minh và ý nghĩa, mục đích của sự kết hợp các phương pháp thuyết minh ấy.