Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh ngắn nhất


Soạn bài Viết bài làm văn số 5: Văn thuyết minh

Đề số 1: Giới thiệu một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương

Gợi ý làm bài:

Khi thuyết minh về một danh lam thắng cảnh của đất nước quê hương học sinh chú ý làm rõ các đặc điểm về địa lý, ý nghĩa xã hội, văn hóa, ý nghĩa tinh thần của thắng cảnh đó đối với con người, từ đó bộc lộ tình yêu với những cảnh đẹp của quê hương đất nước. Nên chọn những địa điểm mà em đã từng ghé thăm hoặc có nhiều hiểu biết về nó.

Mở bài: Giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em muốn nói đến (tên của danh lam thắng cảnh ấy là gì, nằm ở đâu, thuộc xã, huyện, thành phố hay tỉnh nào).

Thân bài:

   + Luận điểm 1: Nêu nguồn gốc, xuất xứ, lịch sử hình thành của danh lam thắng cảnh (danh lam thắng cảnh được phát hiện ra từ khi nào, bởi ai, gắn với triều đại hay khoảng thời gian nào,…)

   + Luận điểm 2: Giới thiệu những điểm nổi bật, quan trọng và hấp dẫn của danh lam thắng cảnh (có cấu trúc như thế nào, gồm bao nhiêu phần chính, khi tham quan, du lịch tại danh lam thắng cảnh này du khách phải chú ý những điều gì, có điểm gì đặc biệt thu hút khách du lịch đến đây,…)

   + Luận điểm 3: Giới thiệu về ý nghĩa của danh lam thắng cảnh ấy đối với đời sống xã hội, văn hóa, tinh thần của con người.

→ Đối với những người dân sinh sống tại địa phương ấy (danh lam thắng cảnh mang lại cho họ niềm tự hào về vẻ đẹp quê hương, mang đến cho họ cơ hội phát triển ngành du lịch, ngành nghề truyền thống, danh lam thắng cảnh ấy có gắn liền với câu chuyện lịch sử hay truyền thuyết nào hay không,…)

→ Đối với người Việt Nam nói chung: niềm tự hào về vẻ đẹp của quê hương đất nước trước bạn bè, du khách năm châu , bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước trong lòng mỗi con người.

Kết bài: Suy nghĩ của em về danh lam thắng cảnh ấy (em có cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp của cảnh đẹp ấy, theo em con người cần phải có ý thức bảo tồn, giữ gìn vẻ đẹp của danh lam ấy hay không,…)

Đề số 2: Một loại hình ca nhạc (hay sân khấu) mà anh (chị) hằng yêu thích.

Gợi ý làm bài:

Mở bài: Giới thiệu về loại hình ca nhạc (sân khấu) (tên loại hình đó, em được tiếp xúc với nó khi nào, nguyên do nào mà em biết về nó)

Thân bài:

   + Lịch sử hình thành, nguồn gốc xuất xứ của loại hình nghệ thuật ấy: ra đời từ bao giờ, ở đâu, do ai phát hiện/ sáng tạo ra.

   + Đặc trưng của loại hình ca nhạc (hay sân khấu) ấy: đặc trưng về nhạc cụ, âm thanh, biểu diễn,…

   + Nó có đóng góp gì vào diện mạo chung của nghệ thuật.

   + Hiện nay loại hình ca nhạc (sân khấu) ấy có vai trò như thế nào đối với đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của con người.

Kết bài: Cảm nhận của em về loại hình ca nhạc (hay sân khấu) vừa nói đến ở trên.

Đề số 3: Một ngành thủ công mĩ nghệ (hoặc một đặc sản, một nét văn hóa ấm thực) của địa phương mình.

Gợi ý làm bài:

Mở bài: Giới thiệu chung về đối tượng thuyết minh (ngành thủ công/ đặc sản/ nét văn hóa ẩm thực)

Thân bài: Thuyết minh về đối tượng

   + Lịch sử hình thành, nguồn gốc xuất xứ: học hỏi từ địa phương khác hay do nhân dân địa phương tự sáng tạo ra, hình thành từ bao giờ.

   + Đặc điểm của ngành thủ công/ đặc sản/ nét văn hóa ẩm thực đó

→ Ngành thủ công: ngành thủ công này chế tác ra cái gì, có tính chất như thế nào, tinh xảo hay không, làm bằng chất liệu gì, sử dụng vào mục đích gì,…

→ Đặc sản: đó là món ăn gì, được làm như thế nào, bao gồm những nguyên liệu gì, cách nấu và trình bày ra sao,..

→ Nét văn hóa ẩm thực: mô tả những đặc trưng của nét văn hóa ẩm thực đó

   + Ý nghĩa của nó đối với đời sống lao động, sinh hoạt, văn hóa của con người ở vùng đất ấy, đối với sự phát triển của địa phương.

   + Hiện nay ngành thủ công/ đặc sản/ nét văn hóa ẩm thực ấy còn được lưu giữ và bảo tồn như thế nào.

   + Cảm nhận của cá nhân em về đối tượng thuyết minh. Kết bài: Kết luận, nâng cao vấn đề (khẳng định vẻ đẹp văn hóa của địa phương và tình yêu đối với quê hương)

Đề số 4: Một lễ hội ghi lại những nét đẹp của phong tục truyền thống hoặc thể hiện khí thế sôi nổi của thời đại.

Mở bài: Giới thiệu khái quát về lễ hội mà em muốn thuyết minh (tên lễ hội, em đã được tham gia ở đâu hay biết đến qua kênh nào: sự giới thiệu của mọi người, truyền hình, báo chí,…)

Thân bài: Thuyết minh cụ thể về lễ hội đó.

   + Nguồn gốc, xuất xứ của lễ hội: Lễ hội hình thành từ khi nào, ở đâu, bắt nguồn từ lối sống hay phong tục tập quán nào của con người.

   + Mục đích của lễ hội đó trong việc ghi lại những nét đẹp phong tục truyền thống hay thể hiện khí thế của thời đại như thế nào (nhằm phát huy, bảo tồn, giới thiệu lễ hội,…)

   + Nội dung của lễ hội: Trong những lần tổ chức lễ hội ấy sẽ có những hoạt động gì, gồm bao nhiêu phần chính, có điểm gì độc đáo đặc sắc.

   + Ý nghĩa của lễ hội đó

→ Đối với đời sống tinh thần con người

→ Với nét đẹp văn hóa của vùng miền, đất nước

   + Cảm nhận của em về lễ hội

Kết bài: Kết lại, khái quát, nâng cao vấn đề (có thể nêu lên tầm quan trọng của việc bảo tồn, tiếp nối để tổ chức các lễ hội trong đời sống văn hóa, tinh thần của quê hương, đất nước).

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 10 Tập 2 ngắn gọn, hay khác:

Mục lục Soạn văn 10 theo học kì:

Các bài soạn văn, soạn bài, giải bài tập được biên soạn bám sát nội dung sgk.