Nhàn - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Nhàn - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Nhàn

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Nhàn Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Nhàn trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Nhàn

Một mai, một quốc, một cần câu,

Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,

Người khôn, người đến chốn lao xao.

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống.

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

B. Tìm hiểu tác phẩm Nhàn

1. Tác giả

*Tiểu sử:

- Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585) quê ở làng Trung Am, nay thuộc xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, ngoại thành Hải Phòng.

- Năm 1535, ông đỗ Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc.

- Khi làm quan, ông dâng sớ vạch tội và xin chém đầu mười tám lộng thần nhưng vua không nghe.

- Sau đó, ông cáo quan về quê, lập quán Trung Tân, dựng am Bạch Vân, lấy hiệu Bạch Vân Cư Sĩ.

- Ông dạy học, học trò có nhiều người nổi tiếng nên ông được đời suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử (Người thầy sông Tuyết).

- Nguyễn Bỉnh Khiêm là người có học vấn uyên thâm. Vua Mạc cũng như các chúa Trịnh, Nguyễn có việc hệ trọng đều hỏi ý kiến ông và ông đều có cách mách bảo kín đáo, nhằm hạn chế chiến tranh, chết chóc.

- Mặc dù về ở ẩn, ông vẫn tham vấn cho triều Mạc. Ông được phong tước Trình Tuyết hầu, Trình Quốc công nên có tên gọi là Trạng Trình.

*Sự nghiệp văn học

- Tác phẩm chính:

+ Về thơ chữ Hán, ông có Bạch Vân am thi tập, theo ông cho biết là có khoảng một nghìn bài, nay còn lại khoảng 800 bài.

+ Về thơ chữ Nôm, ông có Bạch Vân quốc ngữ thi tập, chính ông ghi rõ sáng tác từ khi về nghỉ ở quê nhà, nhưng không cho biết có bao nhiêu bài, hiện còn lại khoảng 180 bài.

+ Nhiều bài văn bia nổi tiếng như Trung Tân quán bi ký, Thạch khánh ký, Tam giáo tượng bi minh...

⇒ Sáng tác của Nguyễn Bỉnh Khiêm phong phú, ông một nhà thơ lớn, không chỉ của thế kỉ XVI.

- Tác phẩm của ông có ảnh hưởng sâu rộng, tác động tích cực vào đời sống tinh thần của nhân dân và góp phần thúc đẩy sự phát triển của tiến trình văn học dân tộc.

2. Tác phẩm

a. Xuất xứ: Nằm trong tập Bạch Vân quốc ngữ thi tập, bài số 73.

b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.

c. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm, tự sự.

d. Tư tưởng “Nhàn”

- Nhàn là có ít hoặc không có việc gì phải làm, phải lo nghĩ đến.

- Chữ Nhàn trong quan niệm thời trung đại:

+ Nho giáo: “Nhàn” là một phương châm sống, một chuẩn tắc trong hành xử của tầng lớp Nho sĩ. “Nhàn” chính là để giữ tròn thanh danh, khí tiết của bản thân trong thời loạn lạc.

+ Đạo giáo - Phật giáo: là một trạng thái đạt đến cảnh giới tối cao, an tịnh, siêu thoát của “hư tâm”, “tâm phật”.

→ Trong thơ trung đại Việt Nam: Tư tưởng “nhàn” được thể hiện qua cách xuất – xử; hành – tàng của tầng lớp Nho sĩ trước thời cuộc, họ thường gửi gắm vào thiên nhiên tâm sự của bản thân về thế sự.

→ Trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nhàn là một nội dung lớn đồng thời là triết lí sống phổ biến của tầng lớp nho sĩ thế kỉ XVI.

e. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (Bốn câu đầu): Cuộc sống hàng ngày của nhà thơ.

- Phần 2 (Bốn câu sau): Quan niệm sống và vẻ đẹp nhân cách nhà thơ.

f. Giá trị nội dung: Khẳng định quan niệm sống Nhàn hoà hợp với tự nhiên và giữ được cốt cách thanh cao, thoát khỏi vòng danh lợi.

g. Giá trị nghệ thuật

- Nhịp thơ chậm, thong thả.

- Giọng điệu thơ nhẹ nhàng, hóm hỉnh.

C. Sơ đồ tư duy Nhàn

Nhàn

D. Đọc hiểu văn bản Nhàn

1. Cuộc sống nhàn

a. Hai câu đề

Một mai, một cuốc, một cần câu

Thơ thần dầu ai vui thú nào.

- Điệp từ:một.

- Liệt kê danh từ: mai, cuốc, cần câu.

- Lặp cấu trúc: Số từ + danh từ.

- Nhịp: 2/2/3.

→ Gợi nhịp điệu đều đặn, thong thả của cuộc sống.

⇒ Lối sống bình dị, thuần hậu, vui thú với điền viên.

- Từ láythơ thẩn: gợi trạng thái thanh thản, an nhàn, vô sự trong lòng.

- Đối: Thơ thẩn >< vui thú.

- dầu ai: mặc ai

→ Khẳng định lối sống đã lựa chọn – sự kiên định, không chút dao động, băn khoăn khi lựa chọn cách sống cho riêng mình.

⇒ Một cung cách sống đời thường, giản dị, ung dung, thảnh thơi, không gợn chút suy tính, lo toan về danh về lợi

b. Hai câu thực

Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ

Người khôn, người đến chốn lao xao

- Hình ảnh hoán dụ biểu tượng:

+ Nơi vắng vẻ: Nơi thiên nhiên tĩnh tại, xa lánh cuộc đời bon chen đố kị, tâm hồn thanh thản.

+ Chốn lao xao: Chốn cửa quyển “ra luồn vào cúi”, đua chen danh lợi, nhiều ràng buộc.

- Nghệ thuật đối: Tatìm nơi vắng vẻ (Tự do) >< Ngườiđến chốn lao xao (Ràng buộc)

- Phác hoạ hình ảnh về lối sống của hai kiểu người dạikhôn thông qua Cách nói ngược, hóm hỉnh, thâm trầm. → Triết lí về dạikhôn của cuộc đời cũng là cách hành xử của tầng lớp nho sĩ thời bấy giờ.

→ Khẳng định phương châm sống xa lánh nơi quyền quý, tìm nơi sống thoải mái, nhàn tản, gìn giữ nhân cách.

⇒ Trong cuộc sống hàng ngày, với Nguyễn Bỉnh Khiêm, lối sống Nhàn là hoà hợp với đời sống lao động bình dị, an nhiên vui vẻ tránh xa vòng danh lợi, bon chen chốn vinh hoa, phú quý.

2. Triết lí về cách sống nhàn và nhân cách của nhà thơ

a. Hai câu luận:

Thu ăn măng trúc, đông ăn giá,

Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.

- Hình ảnh thiên nhiên: bốn mùa tuần hoàn Xuân – Hạ – Thu – Đông.

- Món ăn dân dã: măng trúc, giá.

- Sinh hoạt: tắm hồ sen, tắm ao.

→ Phép đối + liệt kê tạo âm hưởng thư thái, tận hưởng.

⇒ Lối sống hoà hợp, thuận theo tự nhiên.

b. Hai câu kết

Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống,

Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.

- Điển tích: Rượu, đến cội cây, ta sẽ uống; phú quý tựa chiêm bao.

- Nhìn xem: biểu hiện thế đứng từ bên ngoài, coi thường danh lợi.

→ Khẳng định lối sống mà mình đã chủ động lựa chọn, đứng ngoài vòng cám dỗ của vinh hoa phú quý.

⇒ Nguyễn Bỉnh Khiêm cảm thấy an nhiên, vui vẻ bởi thi sĩ được hoà hợp với tự nhiên, nương theo tự nhiên để di dưỡng tinh thần, đồng thời giữ được cột cách thanh cao, không bị cuốn vào vòng danh lợi tầm thường.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay, chọn lọc khác: