Tỏ lòng (Thuật hoài) - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý


Tỏ lòng (Thuật hoài) - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý

Tỏ lòng (Thuật hoài)

Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Tỏ lòng (Thuật hoài) Ngữ văn lớp 10, bài học tác giả - tác phẩm Tỏ lòng (Thuật hoài) trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.

A. Nội dung tác phẩm Tỏ lòng (Thuật hoài)

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu.

Nam Nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn gió gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu.

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu.

(BÙI VĂN NGUYÊN dịch)

B. Tìm hiểu tác phẩm Tỏ lòng (Thuật hoài)

1. Tác giả

- Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên).

- Là con rể (lấy con gái nuôi) của Trần Hưng Đạo, được giữ đội quân hữu vệ.

- Ông có nhiều công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên, làm đến chức Điện súy, được phong tước Quan nội hầu.

- Là võ tướng nhưng ông thích đọc sách, ngâm thơ và từng được ngợi ca là người văn võ toàn tài.

- Ngay từ thuở nhỏ, cậu bé Ngũ Lão đã tỏ ra khác thường, tính tình khẳng khái. Khi ở làng có người đỗ Tiến sĩ (Bùi Công Tiến) tổ chức ăn mừng, cả làng kéo đến, riêng Ngũ Lão thì không. Người mẹ hỏi con tại sao không đến, Ngũ Lão thưa với mẹ: chí làm trai phải lập công danh rạng rỡ non sông mà con chưa lập được bằng người, đi mừng người ta nhục lắm.

- Lúc ông qua đời, vua Trần Minh Tông ra lệnh nghỉ chầu năm ngày để tỏ lòng thương nhớ.

- Tác phẩm của ông hiện còn hai bài thơ là: Tỏ lòng (Thuật hoài) và Viếng Thượng tướng quốc công Trần Hưng Đạo (Văn Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương).

2. Tác phẩm

a. Hoàn cảnh sáng tác: Sáng tác trong không khí quyết chiến quyết thắng của nhà Trần trong công cuộc chống quân Mông – Nguyên.

b. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật chữ Hán.

c. Phương thức biểu đạt: biểu cảm, miêu tả.

d. Ý nghĩa nhan đề:

- Thuật: Bày ra, bày tỏ;

- Hoài: Nhớ nhung, lo nghĩ, buồn thương, ôm ấp…

⇒ Sự giãi bày những tâm sự, nghĩ suy, hoài bão to lớn của một võ tướng trước thời cuộc.

e. Bố cục: 2 phần

- Hai câu đầu: hình tượng con người và quân đội thời Trần.

- Hai câu sau: Chí làm trai – nỗi lòng của tác giả.

f. Giá trị nội dung: Bài thơ là bức chân dung tinh thần của tác giả đồng thời cũng là vẻ đẹp của con người thời Trần – có sức mạnh, lí tưởng, nhân cách cao đẹp, mang hào khí Đông A.

g. Giá trị nghệ thuật:

- Thủ pháp gợi, thiên về ấn tượng bao quát, hàm súc.

- Bút pháp nghệ thuật hoành tráng có tính sử thi với hình tượng thơ lớn lao, kì vĩ.

C. Sơ đồ tư duy Tỏ lòng (Thuật hoài)

Tỏ lòng (Thuật hoài)

D. Đọc hiểu văn bản Tỏ lòng (Thuật hoài)

1. Hai câu đầu

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

(Múa giáo non sông trải mấy thu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi sông)

- Hình ảnh người tráng sĩ đời Trần cầm ngang ngọn giáo trấn giữ đất nước được thể hiện qua những tầng bậc hình ảnh, ngôn từ.

+ Hoành sóc: Cầm ngang ngọn giáo thể hiện tư tưởng hiên ngang, vững chãi, oai phong lẫm liệt, luôn sẵn sàng giáp mặt với kẻ thù

+ Hoành sóc giang sơn: một hành động cụ thể của người tráng sĩ - trấn giữ non sông.

+ Cáp kỉ thu (trải mấy thu): Con người xuất hiện với một tinh thần chiến đấu không hề mệt mỏi

→ Con người kì vĩ xuất hiện với một tư thế hiên ngang, khí thế bao trùm đất trời, sông núi, mang tầm vóc vũ trụ và mang đậm nét anh hùng ca.

- Hành động lớn lao khí thế hào hùng của con người đời Trần

+ Tam tì hổ: so sánh, sự cụ thể hóa sức mạnh đồng thời khái quát hóa tinh thần của đội quân mang hào khí Đông A và là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh của cả dân tộc.

+ Khí thế nuốt trôi trâu: đặt con người trong khung cảnh tưng bừng khí thế tiến công và dũng mãnh sẵn sàng chiến đấu, hi sinh. Con người xuất hiện trong bối cảnh thời gian và không gian rộng lớn. Không gian mở theo chiều rộng của núi sông và mở lên chiều cao của sao Ngưu thăm thẳm. Thời gian không phải đo bằng ngày bằng tháng mà đo bằng năm.

→ Người tráng sĩ đời Trần lồng trong hình ảnh đất nước thật đẹp, thật hoành tráng. Người tráng sĩ ấy vừa là sản phẩm của thời đại, vừa là sự thể hiện sức mạnh của dân tộc.

2. Hai câu cuối

Nam nhi vị liễu công danh trái,

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

(Công danh nam tử còn vương nợ,

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)

- Chí nam nhi.

- Công danh trái: Món nợ công danh.

→ Công danh và sự nghiệp được coi là món nợ đời phải trả của kẻ làm trai; nghĩa là phải lập công, lập danh, để lại sự nghiệp và tiếng thơm cho đời, cho dân cho nước. Trong hoàn cảnh xã hội phong kiến, chí làm trai trở thành lí tưởng tích cực có tác dụng to lớn đối với con người và xã hội.

- Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu: Tác giả tự thấy hổ thẹn trước tấm gương tài – đức lớn lao của Khổng Minh vì chưa trả được nợ công danh cho nước, cho đời.

→ Đó là cái tâm chân thành và trong sáng của người anh hùng. Đó là nỗi hổ thẹn đầy khiêm tốn và cao cả.

Xem thêm tác giả tác phẩm Ngữ văn lớp 10 hay, chọn lọc khác: