Soạn bài Tam đại con gà ngắn nhất
Soạn bài Tam đại con gà
Xem thêm Tóm tắt: Tam đại con gà
Bố cục:
+ Phần 1 (từ đầu đến "trong lòng vẫn thấp thỏm"): Sự dốt nát của anh học trò.
+ Phần 2 (tiếp theo đến "dủ dỉ là con dù dì"?): Sự dốt nát của anh hoc trò suýt bị lật tẩy.
+ Phần 3 (đoạn còn lại): Hành động dấu dốt, lấp liếm của anh học trò.
Hướng dẫn soạn bài
Câu 1 (trang 79 sgk Văn 10 Tập 1):
Tình huống đặt ra | Giải quyết tình huống | Nhân vật tự bộc lộ |
- "Thầy" không biết chữ nhưng phải dạy học cho học trò. | - Nói liều với học trò, bảo học trò đọc khẽ vì sợ người khác biết. | - Không hiểu biết những vẫn nói bừa, làm bừa. |
- "Thầy" khấn thổ công, thổ công cho ba quẻ đều được. | - Mê tín làm theo, tự tin cho học trò đọc lớn. | - Đã dốt nát lại còn ngu muội, không cố gắng tìm hiểu mà dựa vào vận may. |
- Bố của học trò thắc mắc về bài học. | - Thầy lấp liếm, che đi cái dốt của mình. | - Sự dốt nát đi cùng với hành động khôn lỏi. |
Câu 2 (trang 79 sgk Văn 10 Tập 1): Truyện không chỉ phê phán một đối tượng là anh học trò dốt nát mà phê phán thói xấu của con người trong cuộc sống: không có kiến thức nhưng lại không tìm hiểu, học hỏi mà lại tìm hết cách này đến cách khác để dấu dốt, che đậy sự thiết sót của bản thân.
Luyện tập
- Hành động: khấn bàn thờ tổ tông xin ba đài âm dương để xác định tính đúng sai của kiến thức, sau khi xin được cả ba đài thì cho học trò đọc lớn => phản khoa học, trái tự nhiên, thể hiện sự ngu muội.
- Lời nói: "Tôi vẫn biết chữ ấy là chữ "kê",…tam đại con gà kia"; "Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là chị con công, con công là ông con gà" =? Hành động dấu dốt bằng sự khôn lỏi.
Nhận xét – Ý nghĩa
Truyện cười Tam đại con gà mang lại bài học đáng giá cho con người: Cái dốt khồn che đậy được, càng giấu càng lộ ra, càng làm trò cười cho thiên hạ. Truyện đã khai thác yếu tố gây cười từ yếu tố trái tự nhiên.