Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau
Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:
Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 36 Tập 1 - Kết nối tri thức
Câu 2 (trang 38 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích các đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ viết trong đoạn trích sau:
Cái đói đã tràn đến xóm này tự lúc nào. Những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn lên mùi gây của xác người. […]
Ngã tư xóm chợ về chiều càng xác xơ, heo hút. Từng trận gió từ cánh đồng thổi vào, ngăn ngắt. Hai bên dãy phố, úp súp, tối om, không nhà nào có ánh đèn, lửa. Dưới những gốc đa, gốc gạo xù xì, bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma. Tiếng quạ trên mấy cây gạo ngoài bãi chợ cứ gào lên từng hồi thê thiết.
(Kim Lân, Vợ nhặt)
Trả lời:
Đặc điểm ngôn ngữ viết trong đoạn trích văn bản Vợ nhặt – Kim Lân:
- Tình huống giao tiếp: không tiếp xúc trực tiếp. Đoạn văn là lời người kể chuyện nên có điều kiện suy ngẫm, lựa chọn, gọt giũa các phương tiện ngôn ngữ.
- Phương tiện ngôn ngữ: chữ viết
- Phương tiện hỗ trợ: dấu câu
- Hệ thống các yếu tố ngôn ngữ:
+ Từ ngữ: Được chọn lọc, gọt giũa. Sử dụng từ ngữ phổ thông.
+ Câu: Câu chặt chẽ, mạch lạc: câu dài nhiều thành phần.
+ Đoạn văn: Có kết cấu chặt chẽ, mạch lạc ở mức độ cao.
Các bài Soạn văn 11 Thực hành tiếng Việt trang 36 Tập 1 hay, chi tiết khác:
- Câu 1 (trang 36 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhận xét các đặc điểm của ngôn ngữ nói được mô phỏng, tái tạo trong hai đoạn trích dưới đây: