Soạn bài Ôn tập học kì 1 trang 155 (Hệ thống hóa kiến thức đã học) - Kết nối tri thức
Haylamdo sưu tầm và soạn bài Ôn tập học kì 1 phần I. Hệ thống hóa kiến thức đã học trang 155 Ngữ văn lớp 11 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 11.
Soạn bài Ôn tập học kì 1 trang 155 (Hệ thống hóa kiến thức đã học) - Kết nối tri thức
Câu 1 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nêu tên các loại, thể loại văn bản được học trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một và nhan đề văn bản đọc thuộc từng loại, thể loại ấy.
Trả lời:
1. Truyện ngắn
- Vợ nhặt – Kim Lân
- Chí Phèo – Nam Cao
- Cải ơi – Nguyễn Ngọc Tư
2. Thơ trữ tình
- Nhớ đồng – Tố Hữu
- Tràng Giang – Huy Cận
- Con đường mùa đông – Pu-skin
- Thời gian – Nam Cao
- Thuyền và biển – Xuân Quỳnh
- Dương phụ hành – Cao Bá Quát
3. Văn bản nghị luận
- Cầu hiền chiếu – Ngô Thì Nhậm
- Tôi có một ước mơ – Mác-tin Lu-thơ Kinh
- Một thời đại trong thi ca – Hoài Thanh
- Tiếp xúc với tác phẩm – Thái Bá Vân
4. Truyện thơ dân gian
- Lời tiễn dặn – truyện thơ dân tộc Thái
- Nàng Ờm nhắn nhủ - truyện thơ dân tộc Mường
5. Bi kịch
- Sống, hay không sống – đó là vấn đề - William Shakespeare
- Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài – Nguyễn Huy Tưởng
- Prô-mê-tê bị xiềng – Eschyle
Câu 2 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Lập bảng thống kê các khái niệm then chốt cần dùng để đọc hiểu những văn bản trong Ngữ văn 11, tập một và giải thích ngắn gọn về từng khái niệm.
Trả lời:
Bài |
Khái niệm |
Giải thích |
1 |
Truyện ngắn hiện đại là thể loại tự sự cỡ nhỏ, ở đó, sự ngắn gọn được nhìn nhận là một đặc trưng nổi bật, phản ánh nét riêng của tư duy thể loại. |
Truyện ngắn thường chỉ xoay quanh một, hai tình huống diễn ra trong khoảng thời gian, không gian hạn chế. |
Câu chuyện là nội dung của tác phẩm tự sự bao gồm nhân vật, bối cảnh và sự kiện được sắp xếp theo trật tự thời gian. |
Câu chuyện là truyện gốc, cốt chuyện. |
|
Truyện kể bao gồm các sự kiện được tổ chức theo mạch kể của văn bản tự sự, gắn liền với vai trò của người kể chuyện, hệ thống điểm nhìn và lớp lời văn nghệ thuật. |
Chú ý đến truyện kể chính là chú ý đến cách câu chuyện được kể như thế nào. |
|
Điểm nhìn được hiểu là vị trí để quan sát, trần thuật, đánh giá. |
Điểm nhìn mang tính tâm lí, tư tưởng, gắn liền với vai kể cả người kể chuyện hoặc hoàn cảnh, trải nghiệm của nhân vật. |
|
Lời người kể chuyện gắn liền với ngôi kể, điểm nhìn, ý thức và giọng điệu người kể chuyện. |
Lời người kể chuyện và lời nhân vật có khả năng kết nối, cộng hưởng, giao thoa với nhau tạo nên một số hiện tượng đặc biệt về lời văn: lời nửa trực tiếp, lời độc thoại nội tâm,… |
|
Lời nhân vật là ngôn ngữ độc thoại hay đối thoại gắn với ý thức quan điểm, giọng điệu của chính nhân vật. |
||
2 |
Cấu tứ là một khâu then chốt, mang tính chất khởi đầu của hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói chung và sáng tạo thơ nói riêng. |
Cấu tứ gắn liền với việc xác định, hình dung hướng phát triển của hình tượng thơ,… |
Yếu tố tượng trưng chỉ một loại hình ảnh, hình tượng mang tính đặc thù. |
Yếu tố tượng trưng đóng vai trò quan trọng tạo nên tính chất chất tượng trưng của bài thơ. |
|
3 |
Cấu trúc của văn bản nghị luận: bao gồm nhiều thành tố: luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng,… |
Luận đề giúp định hướng các luận điểm, các luận điểm làm rõ từng khía cạnh của vấn đề. |
Các yếu tố bổ trợ trong văn bản nghị luận: thuyết minh, miêu tả, tự sự, biểu cảm. |
Tăng sức thuyết phục cho văn bản nghị luận. |
|
4 |
Truyện thơ thuộc loại hình tự sự, có cốt truyện, câu chuyện, nhân vật, lời kể,… nhưng lại được thể hiện dưới hình thức thơ. |
Truyện thơ có dung lượng lớn, bao quát nhiều sự kiện, con người, chi tiết cụ thể của đời sống. |
Truyện thơ dân gian do tầng lớp bình dân hoặc các trí thức sống gần gũi với tầng lớp bình dân sáng tác, lưu hành bằng con đường truyền miệng nhưng cũng có khi thông qua các văn bản viết. |
Do điều kiện văn hóa, xã hội đặc thù, truyện thơ dân gian đặc biệt phát triển trong sinh hoạt văn hóa, văn học của nhiều cộng đồng dân tộc thiểu số ở Việt Nam. |
|
5 |
Bi kịch là một thể loại thuộc về kịch, thường diễn tả những xung đột hệ trọng, đạt tới mức căng thẳng tột độ giữa những mong muốn hành động cao đẹp với tình thế bi đát không thể đảo ngược. |
Bi kịch thường kết thúc bằng cái chết của nhân vật. Trong đó, việc cái đẹp, cái hùng bị thất bại đã đưa đến nỗi đau khổ cùng cực. |
Nhân vật chính trong bi kịch mang khát vọng cao đẹp, có tính cách mạnh mẽ, có khả năng lựa chọn hành động tự do xuất phát từ chính kiến, đức tính của mình, song lựa chọn này xung đột với hoàn cảnh thực tế hoặc gặp phải những trở ngại ngay trong bản tính cố hữu. |
Nhân vật chính trong bi kịch thường phải trải qua những trạng thái giằng xé, bế tắc, rơi vào những tình huống hết sức nặng nề và có kết thúc bi thảm. |
|
Xung đột trong bi kịch là những mâu thuẫn gay gắt giữa lựa chọn hành động tự do của nhân vật như một nhân cách mạnh mẽ với cái tất yếu. |
Thể hiện qua những thế lục như định mệnh, bản tính tự nhiên, định kiến thời đại, thực tại xã hội,… |
|
Hiệu ứng thanh lọc của bi kịch là khi theo dõi hành động bi kịch thì người tiếp nhận bi kịch sau đó sẽ căm ghét cái đê tiện, giả dối, ngưỡng mộ cái cao đẹp,… |
Thông qua hiệu ứng thanh lọc của bi kịch, nhân vật mang đến cho người xem những bài học quý báu về cuộc sống. |
Câu 3 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Tổng hợp những nội dung thực hành Tiếng Việt trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo các gợi ý sau:
- Nội dung thực hành
- Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững
- Ý nghĩa của hoạt động thực hành
Trả lời:
Nội dung thực hành |
Khái niệm hay quy tắc cần nắm vững |
Ý nghĩa của hoạt động thực hành |
Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết |
- Ngôn ngữ nói là ngôn ngữ âm thanh, được tiếp nhận bằng thính giác. - Ngôn ngữ viết là ngôn ngữ được thể hiện bằng chữ viết, được dùng trong sách báo, văn bản hành chính, thư từ,… |
Nhận biết, phân tích được đặc điểm và ý nghĩa của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết trong các văn bản văn học. |
Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường |
Nắm vững những quy ước ngôn ngữ có tính chuẩn mực của Tiếng Việt, đồng thời biết thực hiện việc đối chiều, so sánh các phương án sử dụng ngôn ngữ khác nhau. |
- Tạo ra những kết hợp trái logic nhằm “lạ hóa” văn bản. - Sử dụng hình thức đảo ngữ để nhấn mạnh đặc điểm đối tượng. - Cung cấp nét nghĩa mới nhằm đưa đến phát hiện bất ngờ. - Bổ sung chức năng mới cho câu. |
Lỗi thành phần câu và cách sửa |
Câu thiếu chủ ngữ, vị ngữ, câu thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ, sắp xếp sai vị trí thành phần câu, thiếu vế câu. |
Nhận biết được lỗi về thành phần câu và đưa ra được cách sửa. |
Câu 4 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Liệt kê những kiểu bài viết đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một theo bảng gợi ý sau:
STT |
Kiểu bài viết |
Đề tài được gợi ý |
Đề tài đã viết |
|
|
|
|
Trả lời:
STT |
Kiểu bài viết |
Đề tài được gợi ý |
Đề tài đã viết |
1 |
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm truyện |
- Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống và nhân vật. - Phân tích đặc điểm, vai trò và chức năng của người kể chuyện. - Phân tích cách xây dựng truyện kể |
Phân tích nghệ thuật xây dựng tình huống trong truyện ngắn “Vợ nhặt” – Kim Lân |
2 |
Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm thơ |
Viết về những bài thơ đã được tìm hiểu trong chính bài học hoặc danh mục tham khảo của thầy cô |
Viết bài văn nghị luận về văn bản “Tràng giang” – Huy Cận. |
3 |
Viết văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội |
- Vì sao học sinh cần tham gia các hoạt động sinh hoạt cộng đồng ở địa phương? - Cách tổ chức cuộc sống cá nhân có vai trò như thế nào trong việc hoàn thiện nhân cách? - Việc tiếp thu ý kiến của người khác có mâu thuẫn với việc khẳng định tính tự chủ của bản thân? - Ý nghĩa của phát ngôn có trách nhiệm trong giao tiếp xã hội là gì? |
Phải chăng sống ảo có nguy cơ đánh mất giá trị thực? |
4 |
Viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội |
Tự bảo vệ mình trước các tệ nạn; Thực hành lối sống xanh; Đấu tranh cho bình đẳng giới; Tôn trọng sự khác biệt; Sự cần thiết của việc học ngoại ngữ; Trách nhiệm với lớp người yếu thế trong xã hội; Ý nghĩa của các diễn đàn, câu lạc bộ khởi nghiệp,… |
Tầm quan trọng của việc học ngoại ngữ. |
5 |
Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội |
Sự kiện văn hóa – lịch sử, một vấn đề khoa học – nghệ thuật, một hiện tượng tâm lí, cũng có thể là một vấn đề tự nhiên như môi trường, khí hậu, tài nguyên,… |
Lịch sử, văn hóa, xã hội và giáo dục người Chăm ở Việt Nam |
Câu 5 (trang 155 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Nhớ lại các nội dung của hoạt động nói và nghe đã thực hiện trong sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một tên các phương diện sau:
- Tên nội dung hoạt động nói và nghe.
- Yêu cầu của hoạt động.
- Thách thức và ý nghĩa của hoạt động.
Trả lời:
Tên nội dung hoạt động nói và nghe |
Yêu cầu của hoạt động |
Thách thức và ý nghĩa của hoạt động |
Thuyết trình về nghệ thuật kể chuyện trong một tác phẩm truyện |
- Giới thiệu những thông tin cơ bản về tác phẩm truyện được chọn để thuyết trình. - Nêu được các khía cạnh trong nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm truyện. - Trình bày được những phát hiện cá nhân về giá trị của tác phẩm, thu hút sự quan tâm của người nghe về tác phẩm được chọn để thuyết trình. - Thể hiện được sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng về một tác phẩm truyện. |
- Giới thiệu các thông tin cần thiết về tác phẩm truyện. - Chỉ ra và đánh giá được các phương diện làm nên tính nghệ thuật của tác phẩm truyện.
|
Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật |
- Cung cấp được thông tin chung về tác phẩm nghệ thuật một cách sáng rõ, chính xác (tên tác phẩm, tác giả, thể loại, thời điểm sáng tác, đánh giá của công chúng với các nhà chuyên môn,…). - Nêu được lí do chọn giới thiệu tác phẩm. - Trình bày được cảm nhận, quan điểm cá nhân của người nói về giá trị tác phẩm với các lí lẽ và bằng chứng thuyết phục; chủ động đặt câu hỏi để người nghe cùng tương tác và đối thoại. - Thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá đa dạng đối với một tác phẩm nghệ thuật. |
- Cung cấp thông tin toàn diện về tác phẩm. - Trình bày được ý nghĩa của việc giới thiệu tác phẩm. |
Trình bày ý kiến đánh giá, bình luận một vấn đề xã hội |
- Nêu được vấn đề xã hội cần đánh giá, bình luận. - Làm rõ được bản chất và vai trò của vấn đề trong đời sống xã hội. - Trình bày được ý kiến đánh giá, bình luận của cá nhân về vấn đề; biết phân tích, đánh giá ý kiến của người khác. - Rút ra được ý nghĩa của việc đánh giá, bình luận về vấn đề. - Thể hiện sự tôn trọng ý kiến, quan điểm của người khác đối với vấn đề bàn luận. |
- Trình bày đúng bản chất của vấn đề. - Giúp người nghe hiểu rõ bản chất của vấn đề. |
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống |
- Chọn được vấn đề thảo luận có ý nghĩa, gần gũi với trách nhiệm của tuổi trẻ học đường. - Nêu được các khía cạnh cụ thể của vấn đề và những cách tiếp cận khác nhau đối với vấn đề. - Thể hiện được quan điểm rõ ràng về vấn đề với lí lẽ thuyết phục và bằng chứng phù hợp, sinh động trong từng ý kiến phát biểu. - Thể hiện được thái độ tôn trọng lẫn nhau trong thảo luận. |
- Thể hiện được văn hóa tranh luận khi nêu ý kiến. - Nắm bắt được nội dung ý kiến, làm sáng tỏ vấn đề thảo luận,… |
Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu |
- Giới thiệu được vấn đề nghiên cứu, lí do chọn vấn đề. - Trình bày khái quát những kết quả nghiên cứu chính. - Sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để nội dung trình bày được rõ ràng và hấp dẫn. |
- Trình bày rõ ràng được các vấn đề nghiên cứu, lí do chọn đề tài, những kết luận và phát hiện chính.
|