Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới
Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.
Soạn bài Một thời đại trong thi ca - Kết nối tri thức
Câu 6 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Qua văn bản, bạn hiểu được những gì về phong trào Thơ mới và lối văn phê bình của Hoài Thanh.
Trả lời:
- Hiểu biết về phong trào Thơ mới: Theo Hoài Thanh, khái niệm thơ Mới phải được hiểu là mới cả về mặt nội dung và hình thức, mà trước hết là về nội dung, ông cũng cho rằng, thơ ca Việt Nam đi từ thời cổ điển sang hiện đại là đi từ chữ “ta” đến chữ “tôi” (Một thời đại trong thi ca). Ban đầu, thơ Mới được hiểu là thơ tự do nhưng đến chặng phát triển đỉnh cao của nó, khái niệm về thơ Mới được bổ sung và hoàn chỉnh. Thơ Mới là thơ ca phản ánh cái Tôi cá nhân của người nghệ sĩ với tất cả các cung bậc phong phú đa dạng, phức tạp của nó thông qua hình thức nghệ thuật có nhiều đổi mới, cách tân nhằm phát huy cá tính sáng tạo độc đáo của mỗi người nghệ sĩ.
- Lối văn phê bình của Hoài Thanh:
+ Đặt vấn đề rõ, gọn.
+ Dẫn dắt vấn đề khoa học, khéo léo và dễ hiểu, đảm bảo liền mạch trong hệ thống luận điểm.
+ Câu văn nghị luận giàu chất thơ, có sức gợi cảm xúc, gây hứng thú cho người đọc.
+ Nghệ thuật lí luận chặt chẽ, thấu đáo khoa học.
Các bài Soạn văn 11 Một thời đại trong thi ca hay, chi tiết khác:
- Câu hỏi 1 (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Có bao giờ bạn băn khoăn khi phải phân biệt cái mới với cái cũ. Hãy chia sẻ trải nghiệm của mình.
- Câu hỏi 2 (trang 85 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Bạn hãy lựa chọn và so sánh một bài thơ thuộc phong trào Thơ mới với một bài thơ thuộc thời kì trung đại để tìm ra những điểm khác biệt.
- Câu 1 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Để làm sáng tỏ luận đề “tinh thần Thơ mới”, Hoài Thanh đã nêu lên những luận điểm nào? Chỉ ra mối quan hệ giữa các luận điểm đó.
- Câu 2 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Ở phần đầu văn bản, tác giả đưa ra các tiêu chí so sánh thơ cũ – thơ mới nhằm mục đích gì?
- Câu 3 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy nhận xét cách diễn giải về “cái tôi” của Hoài Thanh trong văn bản (đặc biệt chú ý đoạn: “Đời chúng ta … cùng Huy Cận”).
- Câu 4 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Phân tích cách sử dụng bằng chứng trong nghệ thuật lập luận được Hoài Thanh thể hiện qua văn bản.
- Câu 5 (trang 89 sgk Ngữ văn 11 Tập 1): Hãy chỉ ra và phân tích giá trị đặc sắc của những biện pháp tu từ được tác giả sử dụng ở cuối văn bản.