X

Soạn văn 12 Cánh diều

Soạn bài Quyết định khó khăn nhất - Cánh diều


Haylamdo soạn bài Thực hành đọc hiểu: Quyết định khó khăn nhất Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Quyết định khó khăn nhất - Cánh diều

1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 94 sgk Ngữ văn 12 Tập 1):

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này.

- Đọc trước văn bản Quyết định khó khăn nhất. Tìm hiểu thêm thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp và hồi kí Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử.

- Đọc nội dung giới thiệu sau đây để hiểu bối cảnh của đoạn trích.

Trả lời:

* Tác giả

- Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 – 4/10/2013

- Quê quán : xã Lộc Thủy, huyên Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

- Vị trí : Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà lãnh đạo kiệt xuất của cách mạng Việt Nam, là đại tướng đâu tiên của Việt Nam.

- Phong cách nghệ thuật : Đại tướng Võ Nguyên Giáp mang một tầm tư tưởng lớn, ông thường tái hiện những chặng đường lịch sử của dân tộc trong nhiều tác phẩm hồi kí.

- Tác phẩm tiêu biêu : Những năm tháng không thể nào quên (1970); Chiến đấu trong vòng vây (1978); Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử (1944),...

* Hồi kí Điện Biên Phủ - điểm hẹn lịch sử

- Cấu trúc : Sách có bố cục gồm 14 chương, mỗi chương là dấu ấn của một giai đoạn, một bước phát triển của chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và Chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngoài ra còn có phần “Để thay lời kết luận”, phần Phụ lục và một số ảnh tư liệu quý.

- Nội dung : Tác phẩm phản ánh diễn biến giai đoạn cuối cùng của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, mở màn là chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954 và đỉnh cao là Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

- Giá trị : Hồi ký giúp người đọc có cái nhìn toàn diện, đầy đủ, sâu sắc về chiến dịch “chấn động địa cầu” qua góc nhìn của người giữ cương vị đặc biệt – Tổng Tư lệnh chiến dịch.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Văn bản viết về một sự kiện quan trọng trong chiến dịch Điện Biên Phủ, một sự kiện đưa đến bước ngoặt lớn, đưa đến chiến thắng vang dội của quân dân ta. Đó là lúc tác giả, cũng chính là đại tướng Võ Nguyên Giáp đưa ra một quyết định khó khăn, thay đổi phương châm tác chiến dựa trên sự thay đổi của địch. Văn bản là những dòng hồi kí về diễn biến của sự kiện quan trọng này.

Soạn bài Quyết định khó khăn nhất | Hay nhất Soạn văn 12 Cánh diều

* Trả lời câu hỏi giữa bài:

Câu hỏi (trang 94 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Vì sao Đại tướng quyết định triệu tập Đảng ủy Mặt trận họp gấp ?

Trả lời:

Nguyên nhân do cần phải cho đơn vị rút khỏi trận địa và thay đổi phương án tấn công. Cần phải bất ngờ cho địch và đẩy nhanh chiến dịch Tây Nguyên.

Câu hỏi (trang 95 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Vì sao Đại tướng quyết định thay đổi phương châm tác chiến ?

Trả lời:

Nguyên nhân do sự thay đổi phái địch. Cụ thể địch không còn trong trạng thái lâm thời phòng ngự, mà đã trở thành một tập đoàn cứ điểm phòng ngự kiên cố. Vì thế không thể đánh theo kế hoạch đã định, chắc chắn sẽ thất bại.

Câu hỏi (trang 97 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh

Trả lời:

Nguyên tắc cao nhất trong đánh địch được Đại tướng nhấn mạnh là “đánh chắc thắng”

Câu hỏi (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chú ý bài học sâu sắc về dân chủ nội bộ

Trả lời:

Bài học về sự vận dụng linh hoạt các phương án chiến lược nhằm phù hợp với sự thay đổi không ngừng từ phía địch. Hoạt động đều cần dựa trên cơ sở vững chắc và đi theo một nguyên tắc xuyên suốt.

* Trả lời câu hỏi cuối bài:

Câu 1 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Văn bản kể lại sự kiện gì? “Quyết định khó khăn nhất” ở đây là gì? Ai là người kể lại?

Trả lời:

- Văn bản kể lại sự kiện thay đổi phương châm tác chiến trong chiến dịch Điện Biên Phủ từ "đánh nhanh thắng nhanh" sang " đánh chắc tiến chắc"

- Quyết định khó khăn nhất ở đây là quyết định thay đổi phương án tấn công. Trong khi phương án cũ đã được triển khai đến toàn binh lính, sự thay đổi có thể gây đến nhiều hỗn loạn.

- Người kể lại là đại tướng Võ Nguyên Giáp

Câu 2 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Dẫn ra một số câu văn cho thấy thái độ và suy nghĩ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong hoàn cảnh phải đưa ra “Quyết định khó khăn nhất”.

Trả lời:

Một số câu văn :

+ Tinh thần bộ đội là rất quan trọng, nhưng quyết tâm cần có cơ sở : Suy nghĩ của đại tướng về việc đi theo phương án cũ là không có cơ sở

+ Chúng ta vẫn phải nắm nguyên tắc cao nhất là : Đánh chắc thắng....nếu đánh có chắc thắng trăm phần trăm không ? : Ông gợi nhắc về điều quan trọng cốt yếu nhất cần lưu ý trong chiến dịch Điện Biên Phủ

+ Để đảm bảo nguyên tắc cao nhất là ...đánh chắc tiến chắc" : Thái độ quyết tâm nên thay đổi phương án tấn công

Câu 3 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tính xác thực của thể loại hồi kí được thể hiện qua những yếu tố nào của văn bản?

Trả lời:

Tính xác thực được thể hiện qua các số liệu cụ thể ( đại đoàn 308 ; Trần Đình;...). Địa điểm cụ thể ( Hành lang Điện Biên Phủ, Luông Pha Băng, Tây Nguyên, Sở chỉ huy, cuộc họp Đảng ủy Mặt trận,...). Thời gian cụ thể (14h30; 17h ; 26/01/1954;..)

Câu 4 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy nhận xét về thủ pháp trần thuật ở phần 2 của văn bản.

Trả lời:

- Thủ pháp trần thuật được thể hiện qua việc tác giả lần lượt kể các sự kiện diễn ra. Ban đầu là cuộc gặp mặt với trưởng đoàn Cố vấn quân sự, sau đó là cuộc họp ở Sở chỉ huy với các đồng chí trong Đảng ủy và việc truyền tin thay đổi chiến lược xuống đại đoàn 308

- Thủ pháp trần thuật được kết hợp với tính phi hư cấu, các sự kiện được lồng ghép số liệu, ngày tháng cụ thể. Sự kết hợp này giúp câu chuyện trở nên chân thực và cung cấp thông tin cho ngưòi đọc hiểu rõ về sự kiện

Câu 5 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo em, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất”?

Trả lời:

Theo em, đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng việc thay đổi phương châm tác chiến là “Quyết định khó khăn nhất” bởi lẽ phương án tấn công cũ đã được thống nhất và tổ chức, vì vậy, việc thay đổi phương châm tác chiến mới sẽ gây khó khăn trong việc tổ chức và đặc biệt là việc truyền tin trong điều kiện chiến tranh khó khăn mà thời gian gấp rút. Thêm nữa nếu triển khai theo phương án mới, thời gian sẽ phải kéo dài và cần khắc phục những khó khăn lớn về hậu cần.

Câu 6 (trang 99 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài học sâu sắc đặt ra trong văn bản là gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với cuộc sống hôm nay?

Bài học đặt ra trong văn bản đó chính là con người cần phải thay đổi linh hoạt các phương pháp khi giải quyết vấn đề sao cho phù hợp.

Trả lời:

Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống ngày nay. Khi nhịp sống ngày một tăng nhanh, các vấn đề xuất hiện ngày càng nhiều và có sự biến thiên, con ngưòi cần nhanh chóng thích ứng và sử dụng linh hoạt các biện pháp để giải quyết một vấn đề cũng như nhanh chóng thích ứng với sự thay đổi của vấn đề. Không thể thực hành một cách rập khuôn hay chủ quan duy ý chí mà cần có sự sáng tạo, linh hoạt. Có như vậy các vấn đề mới biến mất và con người mới không ngừng phát triển, hoàn thiện.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác: