Soạn bài Hãi cõi U Minh - Cánh diều
Haylamdo soạn bài Tự đánh giá: Hãi cõi U Minh trang 43, 44, 45, 46 Ngữ văn lớp 12 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.
Soạn bài Hãi cõi U Minh - Cánh diều
Đọc văn bản “Hai cõi U Minh”, chọn phương án đúng cho mỗi câu hỏi từ câu 1 – 5 và trả lời các câu hỏi từ câu 6 – 10.
Câu 1 (trang 45 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Đoạn tóm tắt in nghiêng của văn bản có tác dụng gì?
A. Giúp người đọc hình dung được bối cảnh câu chuyện
B. Giúp người đọc hiểu quan hệ giữa Tổng Bá và lũ cọp
C. Giúp người đọc hình dung được vùng đất U Minh ngày nay
D. Giúp người đọc hiểu mối quan hệ của Cai Thoại và Tổng Bá
Trả lời:
Chọn đáp án A
Câu 2 (trang 45 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Dòng nào sau đây nêu nội dung chính của văn bản?
A. Truyện kể về việc cọp hoành hành xóm mới, bắt trâu bò, lợn gà...
B. Truyện kể về Tổng Bá ức hiếp người dân nhưng rất sợ Cai Thoại
C. Truyện viết về Cai Thoại chinh phục cọp và giai thoại về ông
D. Truyện tả cảnh dân làng bỏ Tổng Bá kéo lên U Minh Thượng lập nghiệp
Trả lời:
Chọn đáp án C
Câu 3 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Truyện được kể từ điểm nhìn của ai?
A. Ông Tổng Bá – điền chủ đất ven bờ U Minh
B. Người kể chuyện, tự xưng là “chúng tôi”
C. Vợ ông Cai Thoại
D. Tổng Bá và Cai Thoại
Trả lời:
Chọn đáp án B
Câu 4 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nguyên nhân nào khiến cho truyện có màu sắc vừa hư vừa thực?
A. Câu chuyện li kì, như là những truyện thần thoại, truyền thuyết
B. Câu chuyện có thực từ thuở con người mở mang vùng U Minh
C. Câu chuyện nhằm tố cáo bọn chủ đất vùng U Minh ngày xưa
D. Quá trình mở đất U Minh được kể bằng câu chuyện có nhiều yếu tố kì lạ, kì ảo
Trả lời:
Chọn đáp án D
Câu 5 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Ý nào sau đây nêu lên giá trị nhận thức của truyện Hai cõi U Minh?
A. Giúp người đọc hiểu về cuộc sống và con người thời mới mở vùng đất U Minh
B. Giúp người đọc yêu mến và trân trọng con người thời mới mở vùng đất U Minh
C. Giúp người đọc có những rung động, khoái cảm về vẻ đẹp của vùng đất U Minh
D. Giúp người đọc có được niềm vui khi tham quan và khám phá vùng đất U Minh
Trả lời:
Chọn đáp án A
Câu 6 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu tác dụng của yếu tố kì ảo được tác giả sử dụng trong truyện.
Trả lời :
Yếu tố kì ảo nổi bật trong chuyện là chiếc áo của ông Cai, còn vương mùi ông Cai nên ai mặc áo vào rừng quát to thì cọp sẽ rút lui. Thậm chí chỉ cần vào rừng xưng danh hiệu vắn tắt “ tao là Cai Thoại đây” cọp đều chạy trốn. Qua đó tác giả muốn thể hiện sức mạnh của con người Cai Thoại, chính lòng trắc ẩn và sự thấu tình đạt lý khi chiếm đất rừng của hổ nhưng cống nạp thức ăn như chuộc lỗi của ông khiến cho loài hổ đời đời nhớ ơn mà không làm hại.
Câu 7 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy chỉ ra phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khoá.
Trả lời :
- Phẩm chất và tính cách nhân vật Cai Thoại qua một số từ khoá : chinh phục cọp ; thò tay trong miệng cọp; giúp con cọp ;....
à Thể hiện nhân vật Cai Thoại là một người vô cùng dũng cảm, gan dạ khi đứng trước loài hổ - chúa sơn lâm. Bên cạnh đó, ông còn là một người có tấm lòng nhân hậu và thấu hiểu lẽ đời. Ông luôn biết rằng con người chiếm đất của cọp thì cần phải trả ơn, ông luôn đối xử công bằng với tự nhiên, giúp vật vật trả ơn.
Câu 8 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhận xét khái quát về ngôn ngữ đối thoại của các nhân vật trong truyện.
Trả lời :
Ngôn ngữ đối thoại giữa các nhân vật được sử dụng ngôn ngữ thân mật. Điều đó được thể hiện qua mối quan hệ gần gũi của anh em, người làm trong cùng một làng, hàng ngày đều làm việc với nhau. Thể hiện qua các từ ngữ xưng hô anh – chú mày. Các câu văn sử dụng từ ngữ gần gũi như “ Ráng săn con heo rừng hay con nai giùm cho tôi, lần chót”; “Chú mày đứng yên một chỗ. Có tôi đây”,...
Câu 9 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Hãy nêu thông điệp được tác giả Sơn Nam gửi gắm trong Hai cõi U Minh bằng một hoặc hai câu.
Trả lời : Hòa thuận với thiên nhiên, công bằng với tự nhiên ắt sẽ được ưu ái muôn đời.
Câu 10 (trang 46 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Chi tiết nào trong truyện Hai cõi U Minh để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em? Vì sao?
Trả lời :
Chi tiết Cai Thoại dần dần chinh phục hổ để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em. Bởi lẽ, chi tiết đã thể hiện hình ảnh con người chinh phục thiên nhiên và ở họ dẫu giản dị, mộc mạc nhưng mang sự thông minh, bản lĩnh gan dạ và tài hoa của đồng bào Nam Bộ.