X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 91 Tập 2 - Kết nối tri thức


Haylamdo soạn bài Tri thức ngữ văn trang 91 Tập 2 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Tri thức ngữ văn trang 91 Tập 2 - Kết nối tri thức

1. Giá trị của tác phẩm văn học

Giá trị nhận thức

          Văn học mang lại những tri thức tổng hợp về cuộc sống, mở rộng hiểu biết của người đọc về nhiều lĩnh vực khác nhau: chính trị, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục,… Đặc biệt, văn học giúp độc giả thấu hiểu thế giới phức tạp của con người cá nhân, từ đó thấu hiểu chính mình.

          Ngoài những điều trên, văn học còn có khả năng nhận thức về điều có thể xảy ra hay về một số phương diện phi lí, “bất khả tri” của cuộc sống. Do đó, văn học có thể hỗ trợ người đọc xây dựng được tâm thế sống tích cực, sẵn sàng ứng phó với bao biến cố khó lường ở phía trước.

          Giá trị giáo dục

          Văn học tác động sâu sắc đến nhân sinh quan của người đọc. Quan việc tạo nên những hình tượng nghệ thuật giàu sức hấp dẫn, văn học giúp con người thể nghiệm, đồng cảm với những nhân vật, tình huống trong tác phẩm, khơi dậy những cảm xúc tốt đẹp như sự ngưỡng mộ trước cái đẹp, cái cao cả, sự căm phẫn trước cái xấu, cái ác. Bằng cách đánh thức sự tự suy ngẫm, văn học khiến con người tự chuyển hóa, tự hoàn thiện bản thân.

          Giá trị thẩm mĩ

          Văn học giúp định hướng lí tưởng thẩm mĩ, mài sắc giác quan thẩm mĩ của con người. Nhờ tiếp xúc với ngôn từ và hình tượng giàu tính thẩm mĩ, thể hiện rõ lí tưởng thẩm mĩ của tác giả, người đọc biết rung động trước cái đẹp, biết thẩm định, thưởng thức cái đẹp nghệ thuật và biết phát hiện ra cái đẹp trong cuộc sống.

          Giá trị văn hóa

          Văn học là một thành tố quan trọng của văn hóa. Thông quan văn học, người đọc hiểu được lời ăn tiếng nói, lối sống, cách nghĩ, truyền thống và phong tục, quan niệm về giá trị,… của một cộng động. Văn học vừa góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống, vừa không ngừng tìm tòi, phát hiện và sáng tạo ra những giá trị văn hóa mới.

2. Chủ đề, tư tưởng và cảm hứng của tác phẩm văn học

          Chủ đề là vấn đề trọng tâm mà tác giả muốn biểu đạt, là tư tưởng quán xuyến trong tác phẩm. Chủ đề thể hiện sự tìm tòi, phát hiện về cuộc sống và chiều sâu tư tưởng, cá tính sáng tạo của nhà văn. Trong các yếu tố chính tạo nên tầm vóc của tác phẩm, chủ đề có một vị trí đặc biệt quan trọng.

          Tư tưởng là sự nhận thức, lí giải của nhà văn về đời sống, được bộc lộ qua cách lựa chọn đề tài, tổ chức hình tượng, sử dụng ngôn từ trong tác phẩm,.. Tư tưởng được biểu hiện qua hai bình diện: sựu lí giải chủ đề và cảm hứng. Sự lí giải chủ đề là lập trường, quan điểm mà dựa trên đó nhà văn cắt nghĩa các tình huống, sự kiện, nhân vật,… Cảm hứng là cảm xúc mãnh liệt, được dồn nén cao độ, thúc đẩy hành động sáng tạo của nhà văn. Nếu sự lí giải chủ đề làm nên chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, thì cảm hứng khơi gợi sự đồng cảm, tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của người đọc.

          Chủ đề, tư tưởng được coi là lớp nội dung chủ quan của tác phẩm, thể hiện rõ cách tiếp cận, sự suy ngẫm, đánh giá, xúc cảm riêng của mỗi nhà văn về phạm vi và các vấn đề đời sống được đề cập trong tác phẩm.

3. Giữ gìn và phát triển tiếng Việt

          Tiếng Việt nói riêng và tất cả các ngôn ngữ khác trên thế giới nói chung là những thực thể sống động, không ngừng phát triển theo sự phát triển của đời sống xã hội. Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần làm cho tiếng Việt phát triển là trách nhiệm của mỗi người đối với tiếng nói mà cha ông để lại.

          Việc giữa gìn và phát triển tiếng Việt, một mặt, đòi hỏi chúng ta phải tuân thủ các quy ước chung về ngữ âm, chính tả (chữ viết), từ ngữ, ngữ pháp,… vốn được xác lập và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài; mặt khác, đặt ra yêu cầu sử dụng ngôn ngữ một cách sáng tạo, tạo điều kiện bổ sung các yếu tố mới để tiếng Việt đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu giao tiếp của cộng đồng.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: