X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Kết nối tri thức


Haylamdo soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ trang 52 → trang 58 Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ - Kết nối tri thức

Mục tiêu của kiểu bài so sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ là chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa các đối tượng so sánh, từ đó nêu được những giá trị đặc sắc, các yếu tố cách tân và đóng góp mới mė của từng tác giả, tác phẩm. Đây là kiểu bài đặt ra nhiều thử thách đối với người viết trong việc xác định cơ sở và các phương diện cần so sánh, đánh giá; việc lựa chọn cách triển khai nội dung phù hợp để so sánh, đánh giá thoả đáng về hai tác phẩm thơ.

Yêu cầu

- Giới thiệu ngắn gọn về hai tác phẩm thơ, nêu được những cơ sở lựa chọn hai tác phẩm để so sánh, đánh giá.

- Làm sáng tỏ những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ được chọn để so sánh; có bằng chứng cụ thể, đa dạng từ hai tác phẩm.

- Đưa ra những nhận xét, đánh giá thuyết phục về ý nghĩa và những đóng góp riêng, đặc sắc của mỗi tác phẩm thơ dựa trên các nội dung được so sánh.

- Nêu khái quát kết quả và ý nghĩa của việc so sánh đánh giá.

* Phân tích bài viết tham khảo:

Văn bản: Cảm hứng mùa thu trong Thu vịnhĐây mùa thu tới

1. Giới thiệu hai bài thơ và định hướng so sánh 

- Hai bài thơ: Thu Vịnh (Nguyễn Khuyến) và Đây mùa thu tới (Xuân Diệu).

- Định hướng: So sánh bức tranh thiên nhiên mùa thu ở hai bài thơ từ đó so sánh tâm trạng của hai nhà thơ.

2. Phân tích điểm tương đồng của hai bài thơ. 

Gặp gỡ ở điểm là đều viết về cảnh thu, tình thu đẹp nhưng buồn.

3. Giới thiệu nét riêng và chỉ ra yếu tố tạo nên sự khác biệt của đối tượng so sánh

Nét riêng biệt là do sự khác biệt thế hệ của hai nhà thơ nên có những quan điểm thẩm mĩ khác nhau.

4. Phân tích nét riêng trong cảnh  và tình của bài Thu Vịnh.

Đây là bức tranh thu ở làng quê Việt Nam, dân dã và yên bình. Tâm tư nhà thơ bộn bề với nỗi lo lắng về vận nước nhà.

5. Phân tích nét riêng của bài Đây Mùa Thu Tới trong sự đối sánh với bài Thu Vịnh.

Nỗi buồn trong thơ Xuân Diệu là nỗi buồn đầy trực cảm --> mùa thu đến và đi gợi cho Xuân Diệu nỗi lắng lo về sự chảy trôi của thời gian chứ không ngưng đọng cảnh như Nguyễn Khuyến.

6. Khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của hai bài thơ.

Một bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển với phong vị ẩn dật, mộ bài thơ mang đậm nét hiện đại với cái tôi cá nhân mới mẻ.

7. Nêu ý kiến khẳng định về kết quả và ý nghĩa của việc so sánh.

Cả hai tâm hồn đều yêu tha thiết mùa thu và đều muốn hướng về tình yêu quê hương xứ sở.

Thực hiện các yêu cầu sau khi đọc bài viết tham khảo:

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Trong bài viết, tác giả đã dựa trên những cơ sở nào khi chọn 2 bài thơ để so sánh, đánh giá?

Trả lời

Cơ sở so sánh: Cảm hứng mùa thu; những cảm nhận và nỗi niềm chung và riêng,…

Câu 2 (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bài viết triển khai các nội dung so sánh, đánh giá như thế nào? Bạn có nhận xét gì về hiệu quả của cách triển khai đó?

Trả lời

Cách triển khai:

- Phân tích điểm tương đồng 2 bài thơ.

- Giới thiệu nét riêng và chỉ ra yếu tố tạo nên sự khác biệt của đối tượng so sánh.

- Phân tích nét riêng trong cảnh và tình Thu vịnh.

- Phân tích nét riêng trong Đây mùa thu tới.

- Khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của 2 bài thơ.

- Nêu ý kiến khẳng định.

Câu 1 (trang 56 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Theo bạn, có thể có những cách trình bày nào khác về nội dung so sánh, đánh giá trong bài viết?  

Trả lời

Triển khai theo cách khác:

- Lần lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này dễ làm nhưng nhiều khi bị trùng lặp ý và mục đích so sánh không được làm nổi bật.

- Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phương diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này cũng dễ thực hiện và tránh bị trùng lặp, thể hiện được ý so sánh, nhưng mạch so sánh khi trình bày bài thơ thứ nhất dễ bị chìm.

* Thực hành viết theo các bước:

1. Chuẩn bị viết

- Truớc hết, cần xác định được những cơ sở để triển khai các nội dung so sánh, gắn với đặc trung của thể loại thơ (đề tài, phong cách sáng tác, bút pháp nghệ thuật,..). Từ những cơ sở đã xác định, cần lựa chọn các bài thơ tiêu biểu với những điểm tương đồng và khác biệt có ý nghĩa.

- Phạm vi lựa chọn để so sánh, đánh giá rất mở và linh hoat. Hai bài thơ đó có thể của hai tác giả hoặc của một tác giả.

- Xác định được các phương diện cần so sánh: đối tượng cụ thể được miêu tả, thể hiện, cảm hứng, cái nhìn nghệ thuật, bút pháp,..

- Một số để tài gợi ý:

+ So sánh, đánh giá hai tác phẩm thơ thuộc các giai đoạn văn học, xu huớng văn học khác nhau: Tiếng nói tri âm trong Độc Tiểu Thanh kí (Nguyễn Du) và Đàn ghi ta của Lor-ca (Thanh Thảo),..

+ So sánh, đánh giá bút pháp và cảm hứng nghệ thuật trong các tác phẩm thơ: Cảm hứng về đất nước trong Đất nước (Nguyễn Đình Thi) và Việt Bắc (Tố Hữu);…

+ So sánh, đánh giá các hình tượng: Hình tượng người lính trong Đồng chí (Chính Hữu) và Tây Tiến (Quang Dũng); Hình tượng nguời phụ nữ trong Tự tình ll (Hồ Xuân Hương) và Thuyền và biển (Xuân Quỳnh),…

+ So sánh, đánh giá về hình thức nghệ thuật: Cách thể hiện nỗi nhớ trong Tây Tiến (Quang Dũng) và Tiếng hát con tàu (Chế Lan Viên),..

2. Tìm ý, lập dàn ý

a. Tìm ý

Dựa vào yêu cầu của kiểu bài, định hướng từ bài viết tham khảo và để tài đã xác định, có thể nêu các câu hỏi sau để tìm ý:

- So sánh, đánh giá hai bài thơ dựa trên cơ sở nào? Việc xác định cơ sở để so sánh, đánh giá dựa trên nội dung (hiện thực đời sống, tư tuởng, tình cảm của tác giả,..) và hình thức nghệ thuật của các tác phẩm (thể loại, ngôn ngữ, kết cấu, giong điệu, hình ảnh, chi tiết, thủ pháp nghệ thuật,..). Chẳng hạn, ở bài viết tham khảo, tác giả so sánh, đánh giá cảm hứng mùa thu trong hai bài thơ Thu VịnhĐây mùa thu tới ở cả hai bình diện nội dung miêu tả (cảnh tình thu) và cách thể hiện (chọn hình ảnh, không gian,.).

- Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm thơ là gì? Ở bài viết tham khảo, tác giả đã làm rõ điểm tương đồng trong cảm hứng mùa thu của hai bài thơ là cảnh thu đẹp và tình thu buồn, tất cả được thể hiện bằng những hình ảnh chấm phá, giàu súc gợi.

- Đâu là đểm khác biệt giữa hai bài thơ? Ở bài viết tham khảo, tác giả đã phân tích sự khác biệt trong cảnh thu, tình thu của hai bài thơ; bút pháp miêu tả và quan điểm thẩm mĩ của hai tác giả trong hai thời đại.

- Yếu tố nào tạo nên những điềm tương đồng và khác biệt của hai bài thơ? Điểm tương đồng và khác biệt thường xuất phát từ những yếu tố thuộc về đặc trưng của thơ ca và phong cách nghệ thuật riêng của mỗi nhà thơ, hoặc xu hướng và bút pháp thi ca của từng giai đoạn sáng tác. Ở bài viết tham khảo, tác giả đã phân tích, lí giải điểm tương đồng và khác biệt trong cảm hứng về cảnh thu, tình thu của hai bài thơ là sự đồng điệu của tâm hồn thi nhân trước vẻ đẹp của mùa thu đất nước; sự khác biệt là do hai nhà thơ thuộc hai thời đại, hai phong cách thơ.

- Đánh giá thế nào vê giá trị của mỗi bài thơ? Qua so sánh, bài viết tham khảo đã khẳng định vị trí, giá trị và sức hấp dẫn của hai bài thơ viết về mùa thu đối với người đọc bao thế hệ cũng như ý nghĩa của việc cảm nhận hai bài thơ từ góc độ so sánh.

b. Lập dàn ý

Từ hướng tìm ý nêu trên, cần xem xét, sắp xếp lại hệ thống ý thật hợp lí để có dàn ý hoàn chinh.

Mở bài: Giói thiệu ngắn gọn về hai bài thơ và nêu cơ sở lựa chọn để so sánh, đánh giá.

Thân bài:

Có nhiều cách trình bày nội dung so sánh, đánh giá. Người viết cẩn linh hoạt trong việc lựa chọn cách trình bày phù hợp với hiểu biết và hứng thú của bản thân, điểu này sẽ góp phần quan trọng vào thành công của bài viết. Có thể triển khai các nội dung so sánh, đánh giá theo những cách sau:

- Cách 1: Lân lượt phân tích từng bài thơ, sau đó chỉ ra điểm tương đồng, sự gặp gỡ và những điểm khác biệt, lí giải nguyên nhân của sự tuơng đồng và khác biệt đó; đồng thời đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này dễ làm nhưng nhiều khi bị trùng lặp ý và mục đích so sánh không được làm nổi bật.

- Cách 2: Phân tích bài thơ thứ nhất theo các phương diện đã xác định, khi phân tích bài thơ thứ hai sẽ so sánh với bài thơ thứ nhất theo từng phuơng diện và lí giải nguyên nhân của những điểm tương đồng và khác biệt giữa hai bài thơ, từ đó, đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ. Cách này cũng dễ thực hiện và tránh bị trùng lặp, thể hiện được ý so sánh, nhưng mạch so sánh khi trình bày bài thơ thứ nhất dễ bị chìm.

- Cách 3: So sánh lần lượt các phương diện đã lựa chọn đối với hai bài thơ, chỉ ra điểm tương đồng và khác biệt; lí giải nguyên nhân sự tương đồng và khác biệt đó; đánh giá về giá trị và đóng góp của mỗi bài thơ từ các nội dung so sánh. Cách này làm nổi bật được tính chất so sánh nhưng dễ làm mờ tính liền mạch, chỉnh thể của mỗi bài thơ, đòi hỏi nguời viết phải có khả năng tư duy tổng hợp và lập luận chặt chẽ, có sự tinh nhạy trong phát hiện vấn để.

Kết bài: Khẳng địnhý nghĩa của việc so sánh, đánh giá; nêu cảm nhận và ấn tượng của bản thân về các bài thơ.

Bài viết tham khảo: So sánh bức tranh mùa thu của 2 bài thơ: Đây mùa thu tới - Xuân Diệu và Đất nước - Nguyễn Đình Thi.

Văn học từ muôn đời xưa, cho đến muôn đời sau bao giờ cũng viết về con người. Dù chỉ tả một làn mây dòng suối, cành lá, tiếng chim, thì cũng nhằm nói về con người. Cho nên thiên nhiên trong văn học là những bức tranh tâm trạng. Người buồn thì cảnh buồn, người vui thì cảnh vui. Qua hai bài thơ Đây mùa thu tới của Xuân Diệu và Đất nước của Nguyễn Đình Thi, chúng ta cũng có thể thấy rõ điều đó.

Mùa thu từ bao đời nay và sẽ mãi mãi là nguồn thi hứng, là đề tài hấp dẫn đối với các thi nhân. Các nhà thơ nổi tiếng thế giới cũng như Việt Nam như Huy-gô, Rim-bô, Véc-len, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tản Đà đều đã có những bài thơ rất đặc sắc dành cho mùa thu. Nhưng không vì thế mà thơ viết về mùa thu trở nên mòn sáo, đơn điệu. Bởi cảnh thu thời nào cũng vậy, nhưng lòng người thì mỗi thời mỗi khác. Vì thế cảnh sắc mùa thu trong mỗi bài thơ đều có những vẻ đẹp riêng độc đáo. Chính trạng thái cảm xúc của thi nhân đã quy định cảnh sắc mùa thu trong thơ.

Bài Đây mùa thu tới là một bài thơ hay về mùa thu của Xuân Diệu trước cách mạng. Bài Đất nước (1948-1955) của Nguyễn Đình Thi không phải là bài thơ viết về mùa thu, nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. Hai bài thơ viết trong hai giai đoạn lịch sử khác nhau, thể hiện hai trạng thái cảm xúc khác nhau của nhà thơ trước mùa thu.

Cảnh sắc mùa thu trong bài Đây mùa thu tới thấm một nỗi buồn. Đó là cái buồn muôn thuở, nhưng cũng là cái buồn của thời đại, cái buồn của riêng “thơ mới”. Buồn vì cái lạnh len lỏi đâu đây gợi nỗi cô đơn, buồn vì sự chia lìa từ hoa cỏ, chim muông đến con người. Buồn vì một nỗi nhớ nhung ngẩn ngơ phảng phất trong không gian và trong lòng người. (Bài thơ mở đầu bằng hình ảnh rặng liễu buồn như những cô gái xoã tóc chịu tang, cùng hàng ngàn dòng lệ hàng nối hàng tuôn rơi. Các khổ thơ tiếp theo tác giả tái hiện cảnh hoa, lá rụng, cành cây khô gầy, vầng trăng bơ vơ. Sương mờ không khí trời u uất... tất cả những hình ảnh ấy gợi lên sự chia ly, tàn tạ, phai nhạt làm nổi rõ nỗi buồn cô đơn).

Cảnh thu buồn hiu hắt bi thương nhưng vẫn có cái gì đó dịu nhẹ, trẻ trung và rất đẹp. Bởi cảnh thu ngoài việc được so sánh với một hình ảnh độc đáo, còn được Xuân Diệu miêu tả với vẻ đẹp thơ mộng duyên dáng, tươi Bằng với tấm “áo mơ phai dệt lá vàng” vừa thực vừa ảo. Sắc vàng mùa thu đã làm sáng cả không gian.

Như vậy mùa thu bên cạnh cái vẻ đìu hiu buồn, một cái buồn rất đẹp của cảnh vật, vẫn chứa đựng bên trong một sức sống trẻ trung. Ấy là cái chất trẻ trung được phát hiện bằng con mắt “xanh non” của tác giả là cái sức sống của tuổi trẻ và tình yêu xốn xao trong cảnh vật.

Cảnh thu rất đẹp mà buồn vì lòng người lúc ấy còn buồn bã. Nỗi buồn của Xuân Diệu cũng là nỗi buồn của cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản đương thời “yêu đời nhưng đau đời” (Huy Cận) chưa tìm được lối ra. Nỗi buồn ấy chính là tấm lòng thiết tha yêu đời, thiết tha giao cảm với đời.

Đang trong tâm trạng ấy cho nên nhà thơ rất nhạy cảm trước khung cảnh đất trời chuyển vào thu:

Đây mùa thu tới, mùa thu tới

Với áo mơ phai dệt lá vàng

Câu thơ cất lên như một tiếng reo khẽ, vồ vập, khi chợt nhận ra vẻ đẹp bất ngờ của mùa thu. Phải có tấm lòng yêu đời thì giữa cảnh thu buồn bã, nhà thơ mới có thể đón nhận được một niềm vui nho nhỏ như thế. Sự nhạy cảm của hồn thơ Xuân Diệu còn được thể hiện qua cách cảm nhận của mùa thu. Nếu trong phần mở đầu, tác giả phát hiện cảnh thu bằng thị giác để tái hiện sắc thu thì đến phần giữa bài thơ tác giả đã thâm nhập vào bên trong cảnh vật để cảm nhận tinh tế bằng cảm giác của mình: Cành lá run rẩy, sắc lá đổi màu, nhành cây ớn lạnh đến tận xương khô, rét mướt luồn trong gió. Cuối cùng nhà thơ gửi gắm tâm trạng của mình qua nỗi lòng của người thiếu nữ. “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi gì”, một nỗi nhớ thương ngơ ngác mặc dù cô thiếu nữ không nói, nhưng rõ ràng đó là tư thế suy tư của người muốn đón nhận, của tâm trạng đang hướng về cuộc đời.

Tóm lại: cảnh thu, lòng người trước mùa thu có buồn bã cô đơn, nhưng không quá tuyệt vọng mà vẫn tươi trẻ. Toát lên từ toàn bộ bài thơ cảnh thu là vẻ đẹp của một nỗi buồn. Đó là nỗi buồn đầy cảm xúc của cái tôi cô đơn biểu hiện một niềm yêu đời, khát khao giao cảm với đời của nhà thơ Xuân Diệu.

Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là bài thơ về “Đất nước rũ bùn đứng dậy sáng loà” qua cuộc kháng chiến 9 năm (1946-1954) nhưng cảm hứng đất nước lại bắt đầu từ cảm hứng mùa thu. Mở đầu là hình ảnh mùa thu “Sáng mát trong như sáng năm xưa”, “Gió thổi mùa thu hương cốm mới”. Đó là cảnh sắc thân thuộc của mùa thu Việt Nam muôn đời. Cảnh thu trong sáng, vui tươi. Đoạn thơ tiếp theo, tác giả khắc hoạ cảnh thu Hà Nội ra đi vì nghĩa lớn. Đó là cảnh thu với vẻ đẹp thơ mộng mà xao xác buồn, buồn vì tưởng như thiếu hẳn bóng người. Buồn vì niềm bâng khuâng lưu luyến của sự chia ly “Người ra đi đầu không ngoảnh lại” nhưng thực ra thì chẳng muốn rời:

Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội

Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

Còn mùa thu hiện tại là mùa thu sau Cách mạng tháng Tám mùa thu ở chiến khu Việt Bắc, lúc này đang là chiến khu tự do, căn cứ địa của kháng chiến chống Pháp, nơi Bác Hồ, Chính phủ kháng chiến đang điều khiển cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Nguyễn Đình Thi đã đến với mùa thu này bằng một niềm vui tràn ngập, niềm vui của người tự thấy mình được tự do, dân tộc được tự do, ít ra là ở chiến khu này. Đang trong tâm trạng vui, nên tác giả thấy cảnh thu hiện lên với vẻ đẹp tươi sáng, đầy sức sống, đầy âm thanh màu sắc rộn rã, tươi vui. Bầu trời như thay áo mới, cảnh vật như hồi sinh, những âm thanh của cảnh vật và cuộc sống con người cũng ríu ran ríu rít đầy niềm vui.

Và không gian mùa thu như trải dài, mở rộng theo những con đường, dòng sông, đồng lúa, cánh rừng trùng điệp của đất nước.

Cảm hứng của Nguyễn Đình Thi trong bài Đất nước là cảm hứng tự hào làm chủ của một nghệ sĩ đang tham gia trực tiếp vào sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc độc lập tự do. Trong đoạn thơ nói về mùa thu Hà Nội 1946, tác giả có thể hiện tâm trạng buồn nhưng đó là nỗi buồn của một người tha thiết yêu quê hương mà phải tạm biệt quê hương lên đường vì nghĩa lớn. Nỗi buồn này khác nỗi buồn của Xuân Diệu.

Cảm hứng chủ đạo của nhà thơ vẫn là niềm vui, niềm tự hào về đất nước giang sơn gấm vóc, về độc lập chủ quyền vì vậy đoạn thơ viết về mùa thu chiến khu Việt Bắc vang lên sang sảng tự hào đầy kiêu hãnh.

Cùng viết về mùa thu mà Xuân Diệu chỉ thấy một mùa thu rất đẹp mà rất buồn. Còn Nguyễn Đình Thi lại tiếp nhận một mùa thu trong trẻo, đầy âm thanh, màu sắc, đầy niềm vui, sức sống của cảnh vật và con người. Điều đó, xét cho cùng có nguyên nhân thời đại chi phối hồn thơ. Chính cảm xúc về thời đại đã quy định cảm hứng, qui định tình thu của nhà thơ và từ cảm hứng, tình thơ của nhà thơ lại qui định cảnh sắc mùa thu trong thơ.

Trước cách mạng, Xuân Diệu sống trong cảnh ngộ của người dân nô lệ. Nỗi buồn của người dân mất nước đã tạo nên cách nhìn, cách cảm của thi nhân trước mùa thu. Từ sau cách mạng Xuân Diệu đã đến với đất nước bằng niềm vui, niềm tự hào nên cảnh thu cũng đã thay đổi.

Ba năm qua nay lại mùa thu tới

Mỗi lần thu tới lại mùa thu tới

Thu từ nay không thu thảm thu sầu

Mà thu sướng nhuộm màu xuân mát mát

Lá biếc xanh xanh

Trời thu bát ngát

Da tươi thịt thắm

Nở lại cùng sương

Ảnh mấy bay như múa khúc nghê thường

Nắng hạ giọng nói những điều dịu sáng.

Còn Nguyễn Đình Thi viết bài Đất nước sau cách mạng lúc nhà thơ đã là một người dân tự do, cùng nhân dân làm chủ đất nước. Thời đại mới, đã tạo nên cảm hứng mới cho nhà thơ. Vì vậy, cảnh thu trong cách nhìn, cánh cảm nhận của nhà thơ trở nên trong trẻo, tươi sáng, tràn đầy sức sống niềm vui.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: