X

Soạn văn 12 Kết nối tri thức

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội - Kết nối tri thức


Haylamdo soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội Ngữ văn lớp 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó dễ dàng soạn văn 12.

Soạn bài Viết báo cáo nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội - Kết nối tri thức

* Yêu cầu

- Giới thiệu được đề tài nghiên cứu về một vấn đề tự nhiên, xã hội; nêu được câu hỏi nghiên cứu (vấn đề) chính cần giải quyết.

- Trình bày được kết quả nghiên cứu thông qua hệ thống luận điểm sáng rõ, phù hợp với các dữ liệu đã thu thập.

- Thể hiện được cái nhìn toàn cảnh về vấn đề nghiên cứu và quan điểm của người viết.

- Biết vận dụng các thao tác nghiên cứu cơ bản, khai thác các nguồn tham khảo đáng tin cậy.

- Sử dụng hiệu quả sơ đồ, bảng biểu; có thuyết minh các hình ảnh minh họa; có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo theo đúng quy định.

* Phân tích bài viết tham khảo: Mĩ thuật Việt Nam thời mở cửa (Nguyễn Quân)

Trả lời câu hỏi:

Câu 1 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nhan đề của bài báo cáo nghiên cứu cho chúng ta biết những thông tin gì về đề tài nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu?

Trả lời

- Đề tài nghiên cứu: Mỹ thuật ở Việt Nam vào giai đoạn thời mở cửa

- Nội dung nghiên cứu: về các trào lưu mới xuất hiện, những tác phẩm ảnh hưởng đến nghệ thuật quốc tế

- Phạm vi nghiên cứu: tử những năm 1986 đến nay.

Câu 2 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Báo cáo nghiên cứu đã triển khai những luận điểm nào? Tìm câu chủ đề thể hiện nội dung chính của mỗi luận điểm. Các cứ liệu đã được sử dụng như thế nào để làm nổi bật từng luận điểm đó?

Trả lời

- Bài báo cáo đã triển khai 3 luận điểm:

+ LĐ 1: Sự đổi mới về chủ đề và nội dung trong mỹ thuật Việt Nam thời mở cửa.

Dữ liệu: Phân tích các tác phẩm nghệ thuật, so sánh giữa thời trước và thời kỳ mở cửa bằng cách lấy dẫn chứng cụ thể.

+ LĐ 2: sự xuất hiện của các trào lưu nghệ thuật mới

Dữ liệu: phân tích các trào lưu tiêu biểu và đánh giá ảnh hưởng đối với nền mỹ thuật Việt Nam.

+ LĐ 3: đánh giá sự hội nhập của mỹ thuật Việt Nam, nâng cao vị thể của mỹ thuật Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Dữ liệu: phân tích sự giao lưu hội nhập, đánh giá tầm ảnh hưởng của nghệ thuật quốc tế và lấy dân chứng cụ thể.

Câu 3 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Nêu các đặc điểm của ngôn ngữ được sử dụng trong báo cáo nghiên cứu.

Trả lời

- Tính chính xác

- Tính logic

- Tính khách quan

- Tính khoa học

- Tính rõ ràng

Câu 4 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Tranh minh họa được sử dụng có tác dụng gì?

Trả lời

- Giải thích và làm rõ nội dung

- Kích thích trí tưởng tượng

- Tăng tính thẩm mỹ

- Tạo sự đa dạng

Câu 5 (trang 149 sgk Ngữ văn 12 Tập 1): Bạn có nhận xét gì về tính chất của các tài liệu tham khảo?

Trả lời

- Có tính chính xác cao

- Tính liên quan tới nhiều lĩnh vực

- Tính đa dạng

- Tính cập nhật

* Thực hành viết theo các bước

1. Chuẩn bị viết

a. Lựa chọn đề tài

Gợi ý một số đề tài:

- Hành động của giới trẻ trong phong trào tái chế vật liệu đã qua sử dụng để bảo vệ môi trường.

- Vai trò của những người có ảnh hưởng rộng trên mạng xã hội đối với cuộc sống của thanh niên hiện nay.

- Tác động của những khám phá mang tính chất bước ngoặt trong công nghệ đến xu hướng lựa chọn nghề nghiệp của học sinh cuối cấp Trung học phổ thông.

- Sự lan tỏa của chủ nghĩa tối giản trong phong cách sống của một số thành phần dân cư.

- Vai trò của một xu hướng hay trường phái nghệ thuật trong việc làm thay đổi cách sống và thị hiếu của tầng lớp thanh niên.

- Những xu hướng hay hiện tượng âm nhạc đang được học sinh quan tâm và tán thưởng.

b. Thu thập, phân tích và đánh giá thông tin

Với định hướng viết báo cáo nghiên cứu ở bài học này, việc thu thập, phân tích, đánh giá nguồn thông tin phong phú về đề tài có tầm quan trọng đặc biệt. Cần rút ra những bài học bổ ích trên phương diện này từ bài viết tham khảo - một báo cáo nghiên cứu được triển khai dựa trên khối lượng dữ liệu lớn, có được nhờ tác giả theo dõi sát sao thực tế và đọc nhiều tài liệu tham khảo liên quan.

c. Xây dựng đề cương

Bạn đã được học các bước xây dựng để cương cho báo cáo nghiên cứu ở sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập một, tr. 117-118 và tiếp tục thực hành ở sách giáo khoa Ngữ văn 11, tập một, tr. 147 - 148. Khi xây dựng để cương cho báo cáo nghiên cứu một vấn đề có tính khái quát, cần lưu ý rằng các luận điểm phải được triển khai một cách rõ ràng, có hệ thống, giúp người đọc dễ nắm bắt. Trong mỗi luận điểm có thể có nhiều ý với các cấp độ lớn nhỏ khác nhau. Bạn cần vạch ra các ý này càng chi tiết càng tốt trong đề cương.

2. Viết

Trên cơ sở đề cương, cần triển khai luận điểm thành những đoạn văn. Hãy chú ý đến cách trình bày cứ liệu, cách viết câu chủ đề, cách kết nối các đoạn văn với nhau,.. Đặc trưng của báo cáo nghiên cứu được thực hành ở đây là người viết cần trình bày được những đặc điểm của vấn để nghiên cứu và lí giải những đặc điểm đó từ nhiều góc độ. Chẳng hạn, ở bài viết tham khảo, tác giả đã đưa ra hai luận điểm về “chiều mở vào” và “chiều mở ra”.Ở mỗi luận điểm, tác giả lại trình bày hai ý chính, với những giải thích cụ thể.

Lưu ý:

- Báo cáo nghiên cứu về một vấn để tự nhiên hoặc xã hội Có tính tổng hợp, khái quát có thể không nổi bật vì tính mới mẻ, đột phá, nhưng cũng không phải là một sự tổng hợp thông tin đơn giản. Khi trình bày các luận điểm, người viết phải đồng thời cho thấy cách tiếp cận riêng của mình.

- Một báo cáo nghiên cứu tốt về một vấn để có tính khái quát còn đòi hỏi người viết thể hiện được quan điểm của mình đối với vấn đề nghiên cứu. Quan điểm đó có thể thể hiện qua các đánh giá, bình luận trực tiếp, hay qua tính định hướng, gợi mở của bài viết. Chẳng hạn, ở bài viết tham khảo, nhiều luận điểm có thể được coi là những gợi ý để tìm hiểu vấn để sâu hơn hoặc rộng hơn.

- Trong quá trình viết, bạn cần chú ý sắp xếp và trình bày các phương tiện hỗ trợ như sơ đô, bảng biểu, tranh ảnh,... phù hợp với nội dung được thể hiện ở kênh chữ.

Bài viết tham khảo:

1. Đặt vấn đề

Trong bối cảnh toàn cầu nói chung môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Việt Nam cũng nằm trong tình trạng này trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế. Do vậy, bảo vệ môi trường nước và đất là một trong những vấn đề quan trọng được Đảng và Nhá nước ta rất quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

2. Giải quyết vấn đề

Vấn đề đang gây nhức nhối hiện nay chính là ô nghiễm tài nguyên đất và tài nguyên nước sạch. Đảm bảo vệ đất canh tác cần quy hoạch sử dụng đất hợp lí, hạn chế chuyển đổi đất canh tác, đặc biệt là trồng lúa nước thành đất công nghiệp, đất đô thị. Tiếp tục bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện hơn các chính sách và pháp luật về việc sử dụng, quản lí đất; lồng ghép tốt chính sách quốc gia với các kế hoạch hành động quốc tế về việc chống thoái hóa và sử dụng đất bền vững.

Với vấn đề môi trường nước nên đặc biệt chú ý xây dựng những nhà máy lọc rác thải, chất thải trước khi thải ra sông, hồ để tránh gây ô nhiễm và hại chết hệ sinh thái ở sông, hồ, biển. Nâng cao nhận thức của cộng đồng dân cư về sử dụng hợp lí, tiết kiệm và bảo vệ tài nguyên nước; khuyến khích cộng đồng dân cư tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường và tiết kiệm nguồn nước.

3. Kết luận

Tóm lại, việc bảo vệ môi trường không chỉ là vấn đề của Đảng, Nhà nước, các ban ngành mà còn là của chính mỗi cá nhân người dân. Môi trường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sức khỏe và đời sống tâm lí của mỗi người. Việc đưa ra báo cáo chỉ là một phần của vấn đề trong xã hội ngày nay giúp độc giả nhận thấy đây chính là một vấn đề vô cùng cấp bách và cần có sự chung tay của cộng đồng để xây dựng một môi trường sống xanh đẹp hơn.

3. Chỉnh sửa, hoàn thiện

Tiến hành rà soát và hoàn thiện bài viết trên hai phương diện:

- Về nội dung, các tiểu mục của bài viết cần tường minh, đầy đủ, các luận điểm được triển khai rõ ràng.

- Về hình thức, bài viết được trình bày đúng quy cách của một báo cáo nghiên cứu, đặc biệt là có các tài liệu tham khảo được tách thành phần riêng; các phương tiện phi ngôn ngữ dược thể hiện hợp lí; chính tả, diễn đạt đảm bảo chuẩn mực.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác: