Em bé thông minh - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Em bé thông minh - tác giả, nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý
Nhằm mục đích giúp học sinh nắm vững kiến thức tác phẩm Em bé thông minh Ngữ văn lớp 6, bài học tác giả - tác phẩm Em bé thông minh trình bày đầy đủ nội dung, bố cục, tóm tắt, dàn ý phân tích, sơ đồ tư duy và bài văn phân tích tác phẩm.
A. Nội dung tác phẩm Em bé thông minh
Tóm tắt truyện: Ngày xưa, có một ông vua nọ sai viên quan đi tìm người tài giỏi. Viên quan đi khắp nơi để tìm. Khi đến một cánh đồng thấy hai cha con đang làm việc, viên quan ra câu đố trâu một ngày cày được mấy đường thì đứa con đã hỏi ngược lại. Ông quan biết người tài giỏi nên về tâu với vua. Nhà vua muốn thử tài lần nữa nên đã ra lệnh cho làng của cậu bé ba con trâu đực và ba thúng gạo nếp ra lệnh năm sau phải nộp chín con. Lần này, cậu bé vẫn giải được câu đố. Lần thứ ba, vua yêu cầu cậu làm thịt con chim sẻ làm ba cỗ thức ăn. Cậu bé đố lại từ cây kim làm con dao đẻ sẻ. Vua phục tài ban thưởng cho cậu. Có vua láng giềng muốn xâm phạm bờ cõi nước ta sai sứ đem một con ốc đố làm cách nào xâu chỉ qua được. Câu bé đã hát bài ca để giải khiến sứ giả thán phục. Vua phong cậu bé làm trạng nguyen xây dinh thự bên hoàng cung để tiện hỏi han.
B. Tìm hiểu tác phẩm Em bé thông minh
1. Thể loại: Truyện cổ tích
2. Bố cục: 3 phần
- Phần 1: Từ đầu đến “về tâu vua”: Vua sai quan đi tìm người tài.
- Phần 2: Tiếp theo đến “ban thưởng rất hậu”: Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé
- Phàn 3: Phần còn lại: Cậu bé được phong làm trạng nguyên.
3. Giá trị nội dung
Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm…) từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.
4. Giá trị nghệ thuật.
- Dùng những câu đố oái oăm để tạo thử thách, tình huống truyện hấp dẫn.
- Cách dẫn dắt truyện với những mức độ những câu thách đố tăng dần.
C. Sơ đồ tư duy Em bé thông minh
D. Đọc hiểu văn bản Em bé thông minh
1. Vua sai quan đi tìm người tài
- Nhà vua sai viên quan đi tìm người tài giỏi ở khắp nơi
- Đến cánh đồng, quan gặp hai cha con đang làm ruộng. Quan liền ra câu hỏi “Trâu của lão cày một ngày được mấy đường”
- Cậu bé đã hỏi lại quan “ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”
=> Quan bất ngờ, sửng sốt biết là đã tìm được người tài giỏi.
2. Những thử thách chứng tỏ sự thông minh của cậu bé
- Sự mưu trí, thông minh của cậu bé được thử thách qua bốn lần:
+ Lần 1: đáp lại câu đố của viên quan – “Trâu cày một ngày được mấy đường”
+ Lần 2: đáp lại thử thách của vua đối với dân làng – nuôi ba con trâu đực sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm để nộp cho vua.
+ Lần 3: cũng là thử thách của vua – từ một con chim sẻ làm thành ba mâm cỗ thức ăn.
+ Lần 4: câu đố thử thách của sứ thần nước ngoài – xâu một sợi chỉ mảnh qua ruột con ốc vặn rất dài.
- Những lần thử thách sau khó khăn hơn thử thách trước để bộc lộ sự tài trí của em bé.
- Trong những lần thử thách, em bé đã dùng những cách rất thông minh để giải đố
+ Lần 1: đố lại viên quan “ ngựa của ông đi một ngày được mấy bước”
+ Lần 2: để vua tự nói ra sự vô lí, phi lí mà điều vua đã đố.
+ Lần 3: cũng giải bằng cách đố lại lấy một cái kim để xin vua rèn thành một con dao để sẻ thịt chim.
+ Lần 4: dùng kinh nghiệm đời sống dân gian.
- Những cách giải đố của cậu bé lí thú ở chỗ:
+ Đẩy thế bí về phía người ra câu đố, lấy “ gậy ông đập lưng ông
+ Làm cho người ra câu đố tự thấy cái vô lí, phi lí của điều mà họ nói.
+ Những lời giải đố đều không dựa vào kiến thức sách vở mà dựa vào kiến thức đời sống.
3. Cậu bé được phong làm trạng nguyên.
- Cậu bé được vua phong làm trạng nguyên.
- Vua xây dinh thự ở một bên hoàng cung để tiện hỏi han.